LM. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường
“Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy... Chúa Thánh Thần lấy những gì là của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16,15).
Từ Ba Ngôi không có trong Kinh Thánh. Nhưng các chân lý hàm ẩn trong ý niệm Ba Ngôi lại được tỏ rõ. Cựu Ước ám chỉ tới số nhiều các ngôi vị trong thần tính. Tân Ước xác quyết Con và Thánh Thần là Thiên Chúa.
Chỉ có một Thiên Chúa: “Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất” (Đnl 6,4; x.Is 43,10-11 44,8; 1Tm 1,17 2,5; Ga 2,19)
![]() |
Nhưng Cựu Ước cho thấy nhiều ngôi vị trong thần tính: Chính Thiên Chúa nói về mình bằng số nhiều: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta...” (St 1,26; x.3,22 11,7; Is 6,8) “Sứ thần của Đức Chúa” (St 16,11-13) được đồng hóa, nhưng cũng khác biệt với Thiên Chúa (x. St 18,1-13: Thiên Chúa hiện ra tại Mambrê; Xh 3,2-6: Thiên Chúa gọi Môsê; Tl 13,3-22: Samson ra đời). “Lời Chúa” (Tv 33,4) và “khôn ngoan Thiên Chúa” (Cn 8,22-31), những từ được nhân cách hóa và đồng hóa, nhưng cũng cách biệt với Thiên Chúa. “Thần Khí Thiên Chúa” (St 1,2; Nkm 9,20 G 33,4; Is 40,13...) là tác nhân của Chúa. Thần tính của Đấng Mêsia được nhấn mạnh (Tv 110,1; Is 9,6; Gr 23,5-6). Lời, Thần Khí và Chúa là những kiểu nói để chỉ Thiên Chúa (Tv 33,6; Is 48,16 61,1).
Trong Tân Ước có những quy chiếu về Ba Ngôi: Mt 28,13 cho thấy sự duy nhất của Ba Ngôi, khi dùng danh xưng ở số ít (x. 2Cr 12,14; Ep 4,4-6; Kh 1,4-5).
Sự hợp nhất của Ba Ngôi: Chúa Con hợp nhất hoàn toàn với Chúa Cha; như Chúa Giêsu nói: “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30; x.Mc 9,37; Lc 9, 48 10,16; Ga 10,38 12,44-45 13,20 14,7.9-11 15,23). Thần Khí được đồng hóa với Thiên Chúa (2Sm 23,2-3; Tv 51,13; Mt 28,19; 1Cr 3,16).
Ba Ngôi tách biệt: Chúa Giêsu trực tiếp nói với Chúa Cha (Mt 11,25-26; Lc 10, 21; Mt 26,39; Mc 13,16; Lc 22,42; Mt 26,42 27,46; Mc 15,34; Lc 23,46; Ga 11,41-42 17,1). Từ thiên đàng Chúa Cha nói với Chúa Con (Mt 3,17; Mc 1,11; Lc 3,22; Mt 17,5; Mc 9,7; Lc 9,35; Ga 12,27-28). Thánh Thần chuyển cầu cho các tín hữu (Rm 8,26-27). Vài ví dụ cho thấy sự tách biệt giữa các ngôi: Mt 12,32, Chúa Con khác Chúa Thánh Thần; Mt 24,36 Chúa Con khác Chúa Cha; Ga 7, 39 16,7: Chúa Con khác Chúa Thánh Thần (x.1Tm 2,5; 1Ga 2,1).
Liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con: “Ngôi Lời... là Con Một” (Ga 1,14). Từ Con Một hiểu là con đồng bản tính và là con duy nhất (x. Ga 1,18 3,16.18; Cv 13,33 Dt 1,5 Tv 2,7 1Ga 4,9). Liên hệ Cha - Con cũng là độc nhất (Mt 11,27; Lc 10,22; x. Ga 6,4-6 7,28-29 8, 35 10,15 17,25). Chúa Cha yêu Chúa Con (Ga 3,35; Ga,5,20 10,17 15,9 17,24). Chúa Cha chia sẻ sự sống thần linh cho Chúa Con (Cl 2,9; Ga 5,26 6,57; Cl 1,19). Chúa Cha trao quyền cho Chúa Con (Ga 2,27; Mt 28,18; Ga 3,35 5,21-22 16,15; Kh 2,26-27). Cha, Con ở trong nhau (Ga 14,10-11; x.Ga 10,38 14,20 17,21-29).
Liên hệ giữa Chúa Thánh Thần và hai ngôi khác: Thánh Thần là “Thần Khí của Thiên Chúa” (Rm 8,9; 1Cr 2,14; Pl 3,3; 1Ga 4,2), là “Thần Khí của Đức Giêsu” (Cv 16,7; Gl 4,6; Pl 1,19; 1Pr 1,11). Liên hệ của Chúa Thánh Thần với Thiên Chúa là độc nhất (Mt 10,20; 1Cr 2,10-11), và với Chúa Con cũng thế (Ga 1,33; Is 61,1; Ga 14,16-17.26; Cv 10,38).
LM. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.