Temptatio, Temptation, Tentation
Cám gốc Hán ngữ là cảm: gây xúc động; dỗ gốc Hán ngữ là dụ: nói để người khác làm theo/ Cám dỗ: xúi giục để người khác làm theo.
Thánh Kinh coi Satan là kẻ cám dỗ (x. St 3,1-5; Mt 4.3). Chính Chúa Giêsu cũng chịu cám dỗ nhưng Người đã chiến thắng (x. Mt 4,1-14).
![]() |
Dưới góc độ luân lý, con người cần phân định giữa "bị cám dỗ" và "thuận theo cơn cám dỗ". Cám dỗ là con đường dẫn đến phạm tội nhưng chưa phải tội, mà có thể là cơ hội để rèn luyện nhân đức (x/ GLHTCG 2847).
Để chiến thắng cám dỗ, Chúa Giêsu dạy phải tỉnh thức và cầu nguyện (x. Mc 14,38); Thánh Phêrô nhắc nhở: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức... hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” (1 Pr 5,8-9); Thánh Phaolô khuyến dụ: “Thiên Chúa sẽ không để anh em bị cám dỗ quá sức; nhưng khi để anh em bị cám dỗ, Ngài sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng” (1 Cr 10,13; x. GLHTCG 2848)
Tiểu ban Từ vựng - UBGLĐT/HĐGMVN
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.