Biên giới của tình yêu là tình yêu không biên giới

“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”(Ga 15,12)

Hai từ “yêu thương” đã quá quen thuộc với con người, cách riêng với Kitô hữu. Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chương, nghệ thuật, phim ảnh… và luôn mang tính thời sự. Thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3).

Có thể nói tình yêu là huyền nhiệm vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). “Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). Như thế chúng ta có thể nói yêu thương là thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu trong sự tự nguyện đi bước trước và có trả giá cách nào đó.

1. Thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu:

Yêu thương là không chỉ muốn điều tốt cho người mình yêu mà còn thể hiện ước muốn ấy bằng hành vi cụ thể, thực tế. Trong tình yêu đích thực không có sự nửa vời hay giới hạn. Đã yêu là yêu đến cùng. “Sông sâu còn có người dò...”, nhưng để đo mức độ của ước muốn tận đáy lòng người thì như không thể. Làm sao để minh chứng rằng ước muốn của tôi không triệt để? Làm sao để khẳng định rằng tôi chỉ muốn điều tốt loại hai, loại ba cho người tôi yêu mà không phải là điều tốt nhất? Quả thật, khi đã ước muốn thì người ta khó biết mức độ ít nhiều, có giới hạn hay đến cùng. Tuy nhiên qua hành động, thì ta có thể kiểm chứng mức độ một cách nào đó khả dĩ được nhiều người chấp nhận. Thực tế có đó chuyện ta nghĩ rằng mình có muốn điều tốt nhất cho người mình yêu, nhưng chỉ thực hiện điều tốt nhì, tốt ba, tốt thứ tư, điều tốt có hạn chế mà thôi. Khi đã có cái giới hạn thì hình như đã có sự tính toán. Đã có tính toán, có so đo hơn thiệt, thì chưa thực sự là yêu thương. Sự thường, “ăn thì cho và buôn thì so”. Biên giới của tình yêu là tình yêu không biên giới.

2. Đi bước trước:

Đã yêu thì không đợi “con khóc mẹ mới cho bú”. Thánh Kinh trình bày Thiên Chúa là Đấng luôn đi bước trước trong việc thể hiện tình yêu với con người. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng Đức Kiô đã chết vì chúng ta, cho chúng ta, ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch cùng Người.

Trong động thái đi bước trước, phía người yêu thương thì thể hiện qua việc có sáng kiến, và phía người được yêu thương thì biểu lộ sự kinh ngạc, sững sờ. Có thể nói đây là một tình trạng sững sờ khi chứng kiến một điều kỳ diệu hay được yêu thương bằng một tình yêu vượt quá tầm luận lý thường tình. Đêm Tiệc ly, Phêrô và các bạn đã sững sờ khi Thầy Chí thánh cúi xuống rửa chân cho mình, đến nỗi ông đã vội phản ứng: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13,8).

Sống yêu thương thì không thể ngồi chờ. Vẫn có đó những lý lẽ để bào chữa rằng chưa đủ tài, chưa đủ lực hay chưa đến lúc đến thời... cho những người chưa biết hay không biết yêu thương. Đã yêu thương thì luôn có đó những việc phải thực hiện, ngay hôm nay và chúng sẽ không ở ngoài tầm tay của chúng ta.

3. Từ bỏ mình mà vác thập giá:

“Tiền nào của nấy”, câu ngạn ngữ của nền kinh tế thị trường một cách nào đó có thể áp dụng cho tình yêu. Tình yêu thì vô giá. Và hoa trái của tình yêu là kết quả của nhiều nỗ lực hy sinh, quên mình. Yêu thương cách đích thực thì sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống (x.Ga 15,13). Của rẻ là của ôi. Đã ngại khó, sợ khổ, tránh né hy sinh, thì sẽ chẳng bao giờ có được bảo vật đáng trân trọng là tấm lòng biết yêu thương.

Vì yêu thương nhân loại Chúa Kitô đã tự nguyện hy sinh vinh quang và danh dự của một vị Thiên Chúa, để mặc lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Vì yêu thương nhân loại đến cùng, Người đã hy sinh cả phẩm giá của một con người bình thường để rồi chịu chết bằng án hình thập giá nhục nhã, như một tội nhân (x.Phil 2,6-8). Vì yêu thương, Người đã tự nguyện ở lại với chúng ta trong hình bánh rượu. Yêu thương nhân loại, Chúa Kitô không chỉ trao ban những gì Người có bằng quyền năng của Người mà Người còn trao ban chính cái Người là, tức chính bản thân, danh dự, phẩm vị, sự sống của Người.

“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Dù nhiều người đã biết những cũng cần phải nói: Đây là lệnh truyền, là giới răn mới và cũng là một lời di trối của Thầy Chí Thánh. Để thực sự là môn đệ của Người, chúng ta không thể xao lãng hay tránh né nó (x.Ga 13,35). Xin đừng yêu nhau bằng môi miệng nhưng hãy can đảm vác thập giá hằng ngày để có sáng kiến, đi bước trước trong việc thực hiện điều tốt đẹp, tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương và cho cả những người không yêu thương mình.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Hãy hồi tâm đổi mới
Hãy hồi tâm đổi mới
Mùa Chay mời gọi chúng ta hồi tâm, sám hối, đổi mới để trở về với Chúa. Mùa Chay cũng nhắc nhở chúng ta ý thức, tỉnh thức trước những thử thách, những cám dỗ, cạm bẫy đang bủa vây xung quanh. Do đó, Chúa luôn cảnh tỉnh hãy sáng...
Ngày sống của Chúa Giêsu
Ngày sống của Chúa Giêsu
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy nhịp sống mỗi ngày của Chúa Giêsu: khởi đầu là cầu nguyện, tiếp đến là rao giảng và chữa lành bệnh tật thể xác cũng như tâm hồn. Ngày sống của Chúa Giêsu như khuôn mẫu để cho từng người nhìn lại nhịp...
Một nguồn sáng soi đường chỉ lối đời sống làm người
Một nguồn sáng soi đường chỉ lối đời sống làm người
Khi Chúa Giêsu rao giảng cho chúng ta về Thiên Chúa, ngài không dùng những từ ngữ như bản thể, ngôi vị, bản tính; Ngài chỉ nói về Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần.
Hãy hồi tâm đổi mới
Hãy hồi tâm đổi mới
Mùa Chay mời gọi chúng ta hồi tâm, sám hối, đổi mới để trở về với Chúa. Mùa Chay cũng nhắc nhở chúng ta ý thức, tỉnh thức trước những thử thách, những cám dỗ, cạm bẫy đang bủa vây xung quanh. Do đó, Chúa luôn cảnh tỉnh hãy sáng...
Ngày sống của Chúa Giêsu
Ngày sống của Chúa Giêsu
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy nhịp sống mỗi ngày của Chúa Giêsu: khởi đầu là cầu nguyện, tiếp đến là rao giảng và chữa lành bệnh tật thể xác cũng như tâm hồn. Ngày sống của Chúa Giêsu như khuôn mẫu để cho từng người nhìn lại nhịp...
Một nguồn sáng soi đường chỉ lối đời sống làm người
Một nguồn sáng soi đường chỉ lối đời sống làm người
Khi Chúa Giêsu rao giảng cho chúng ta về Thiên Chúa, ngài không dùng những từ ngữ như bản thể, ngôi vị, bản tính; Ngài chỉ nói về Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần.
Hiệp nhất, hoa trái của Thánh Thần
Hiệp nhất, hoa trái của Thánh Thần
Tuy không nhìn thấy Chúa Thánh Thần như thấy những thực tại hữu hình, người ta có thể thấy được Ngài qua những hoa trái mà thánh Phaolô nói: “là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22).
Thánh Thần quà tặng của Thiên Chúa
Thánh Thần quà tặng của Thiên Chúa
Khi tặng cho nhau một món quà, người ta thể hiện sự trân trọng và quan tâm đến người khác. Trước lúc chia ly với các môn đệ, Chúa Giêsu không hứa ban cho các ông một món quà vật chất, mà đó là món quà thiêng liêng.
Yêu mến và giữ lời
Yêu mến và giữ lời
Thánh Augustine có một kinh nghiệm: “Chúa vốn ở trong con mà con lại ở ngoài con, và tìm Chúa ở bên ngoài”. Chính vì đi tìm bên ngoài Chúa nên tình yêu con người thường lầm lỗi và đôi khi không lối thoát, gặt hái nhiều đau khổ.
Chúa dẫn đưa con
Chúa dẫn đưa con
Trong xã hội du mục của người Do Thái thời xưa, hình ảnh người mục tử và đoàn chiên rất gần gũi đối với nền văn hóa và cuộc sống hằng ngày. Đi đâu ta cũng có thể gặp thấy đồng cỏ xanh, đoàn chiên thư thái ăn cỏ bên...
Chúa hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmaus
Chúa hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmaus
“Xin Thầy ở lại với chúng con vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn”. Đây là lời hai môn đệ thưa với Chúa Giêsu trên đường từ Giêrusalem về Emmaus. Lời khẩn nài đó là một thực tế về mặt thời gian vì trời đã gần tối; nhưng...
Ðem tình yêu Chúa Giêsu đến cho những người đau khổ
Ðem tình yêu Chúa Giêsu đến cho những người đau khổ
Hằng ngày tôi đọc báo, xem truyền hình và có nhiều tiếp xúc. Nhờ vậy tôi được biết là hiện nay những người đau khổ chiếm một số đáng kể. Trên thế giới họ đang là một vấn đề lớn.