Chúa Giêsu Kitô bị xét xử

“Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì? (Ga 18,35).

Bị tố cáo gian là đã phạm thượng với Thiên Chúa và phản nghịch với Rôma, Chúa Giêsu Kitô khiêm tốn chịu xử án để hoàn tất ý định của Thiên Chúa.

Phiên tòa sơ bộ trước mặt Annas “ Trước tiên họ điệu Đức Giêsu đến ông Annas là nhạc phụ ông Caipha. Ông Caipha làm thượng tế năm đó” (Ga 18,13). Mặc dầu bị người Rôma bãi chức, nhưng ông Annas vẫn được nhiều người coi là thượng tế đích thực” (x. Ga 18,19-24).

Phiên xử trước Caipha và Thượng Hội đồng:

- Chúa Giêsu Kitô bị điệu tới vị Thượng tế đương quyền: “Họ bắt Đức Giêsu rồi điệu tới Thượng tế Caipha. Các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó” (Mt 26,57 // Mc 14,53 // Ga 18,24 Lc 22,54).

- Thượng Hội đồng và tòa thượng thẩm của người Do thái gồm 71 tư tế, các kỳ mục và các kinh sư và có vị thượng tế đứng đầu. “họ tìm chứng gian buộc tội Đức Giêsu để lên án tử hình. Nhưng họ không tìm ra ...” (Mt 36, 59-60 // Mc 14,55-56).

- Phải tìm chứng gian: “... sau cùng, có hai người bước ra, khai rằng: tên này đã nói : Tôi có thể phá Đền Thờ Thiên Chúa, và nội trong ba ngày sẽ xây cất lại” (Mt 26,60-61 /// Mc 14,57-59). Cần phải có hai hoặc nhiều nhân chứng.

Việc xét xử Đức Giêsu Kitô tập trung vào những yêu sách về Đấng Cứu Thế :

- Chúa Giêsu Kitô tuyên bố chính Người là Đức Kitô! Vị Thượng tế nói với Người:... ông có phải là Đấng Kitô Con Thiên Chúa không? Đức Giêsu trả lời: chính ngài vừa nói ....” Mt 26,63-64 // Mc 14,61-62 x. Lc 22,66-70)

- Chúa Giêsu Kitô bị kết tội phạm thượng: “... vị Thượng tế liền xé áo mình ra và nói: Hắn nói phạm thượng ! ....” (Mt 26,65-66 // Mc 15,1).

- Chúa Giêsu Kitô bị chế nhạo vì là Đấng Cứu Thế (Mt 26,67-68 // Mc 14,65 Lc 22,63-65).

Việc xét xử trước tòa của Philatô:

- Thượng Hội đồng: “Họ trói Người lại và giải đi nộp cho tổng trấn Philatô” (Mt 27,2 // Mc 15,1 Lc 23,1 Ga 18,28-32).

- Chúa Giêsu Kitô nhận danh hiệu là vua (Ga 18,36-37 x. Mt 27,11 // Mc 15,2 Lc 23,2-3 Ga 19,9-12 1Tm 6,13).

- Ông Philatô quả quyết Chúa Giêsu Kitô là vô tội (Lc 23,4 x. Lc 23,14-15.22 Ga 18,38 19,4-6 Cv 13,28).

- Ông Philatô cho áp giải Chúa Giêsu Kitô đến vua Hêrôđê (Lc 23,5-10).

- Vua Hêrôđê cho giải Chúa Giêsu Kitô lại cho quan Philatô (Lc 23,11-12).

- Ông Philatô “tìm cách tha Chúa Giêsu Kitô” (Ga 19,12 x. Mt 27,15-18 // Mc 15,6-10). Ông nhắc cho dân tính vương giả của Chúa Giêsu Kitô. Ông được cảnh báo từ vợ ông “đừng nhúng tay vào vụ xử người công chính này” (Mt 27,19 x. Lc 23,16.20.22 Ga 18,38-39 19,5.15).

- Đám đông dân chúng đòi tha Baraba và đóng đinh Chúa Giêsu Kitô vào thập giá (Mt 27,20 // Mc 15,11 x. Mt 27,21-23 // Mc 15,12-14 Lc 23,18.21.23 Ga 18,40 19,6-7.12.15).

- Đòi hỏi của đám đông thắng thế (Mc 15,15 Mt 27,26 x. Mt 27,24: Ông Philatô thoái thác trách nhiệm; Mt 27,25 Ga 19,16 Cv 3,13-14 : trách nhiệm thuộc về dân).

Chúa Giêsu trả lời vụ xử án: “Bị ngược đãi Người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca ...” Is 53,7 x. Mt 26,62-63 // Mc 14,60-61 Mt 27,12.14 // Mc 15,5 Lc 23,9 Ga 19,9 Cv 8,32-35 1Pr 2,23).

Vụ xử án Chúa Giêsu Kitô xác quyết Người là Người tôi tớ của Thiên Chúa (Cv 4,27-28 x. Is 53,10 Ga 19,8-11 Cv 2,23 : kết cuộc, vụ xử án hoàn tất mục đích đã tiên báo của Thiên Chúa).

LM. Phạm Quốc Túy - GP. Phú Cường

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể...
Hôm nay
Hôm nay
Hôm nay có nghĩa là giây phút hiện tại mà con người được Thiên Chúa mời gọi sống theo đúng ơn gọi của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vạn vật.
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).