Giêsu, người là ai

Phụng Vụ năm A với Tin Mừng Matthêu đưa chúng ta đi vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cùng chiêm ngắm khuôn mặt Con Thiên Chúa bị con người xét xử, hành hạ và kết án tử.

Một Thiên Chúa bất bạo động

Nghe trình thuật về cuộc thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta dễ có cảm tưởng Người hoàn toàn bất lực, không thể làm được gì, bị phản bội, bị chối bỏ, bị bắt, bị điệu ra tòa, bị hành hạ, bị kết án, bị đóng đinh..., vì Chúa Giêsu dường như đã không làm gì cả để bảo vệ mình. Ngài không trả thù, không nổi loạn, không lớn tiếng đe dọa, không hô hào phô trương quyền lực, không cầu viện... Nhưng chính khi “không làm gì cả”, Chúa Giêsu cho thấy Người đang làm chủ tất cả mọi diễn biến bằng sức mạnh của niềm tin vào Thiên Chúa Cha (Mt 26, 52-54). Chính niềm tin tưởng tuyệt đối vào kế hoạch của Chúa Cha đã cho Ngài sức mạnh để đối diện với đau khổ, ngay cả cái chết. Và trong chương trình của Thiên Chúa, người ta chỉ có thể vượt qua đau khổ, chỉ có thể chiến thắng sự dữ bằng tình yêu, vì “ai dùng gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26,52). Như vậy, chúng ta hiểu tại sao trước đau khổ, trước bất công, người ta dễ nổi loạn, dễ tấn công, dễ trả thù... Có lẽ điều mà nhiều người thiếu là một niềm tin đủ để cho mình một sức mạnh dám “bất bạo động” như Chúa Giêsu; một niềm tin giúp chúng ta thấy rằng tất cả mọi biến cố xảy đến trong cuộc đời đều không nằm ngoài kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa; một niềm tin khiến chúng ta dám thiệt thân vì người khác. Không dám tin vào chương trình của Thiên Chúa trên thế giới, trên cuộc đời nên nhiều khi chúng ta đã “ra tay” thay vì để cho Thiên Chúa thực hiện kế hoạch của Ngài.

Một Thiên Chúa chết vì yêu

Trước những đau khổ mà Chúa Giêsu chịu trong cuộc tử nạn, chúng ta dễ xúc động, dễ cảm thương. Nhưng để cuộc khổ nạn của Chúa không chỉ dừng lại nơi những cảm xúc chóng qua, mỗi Kitô hữu được mời gọi khám phá tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình thể hiện nơi Đức Giêsu, và học với Người cách đáp trả tình yêu ấy. Chúa Giêsu đã đi trọn con đường tình yêu của Người dành cho Cha và đối với nhân loại khi hoàn tất chương trình cứu độ bằng cái chết và sự Phục Sinh. Tình yêu là câu trả lời duy nhất cho mọi đau khổ mà Người đã chịu trong cuộc thương khó, và chỉ có những đau khổ được đón nhận vì tình yêu mới có sức giải phóng và đem lại ơn cứu độ. Trong tình yêu, mọi sự bỗng trở nên trong suốt và chúng ta sẽ thấy mình không chỉ xúc động trước một Giêsu bị hành hạ, bị đánh đập, chịu chết đau đớn, nhưng hơn hết là thấy nơi con người Giêsu đó, mình đang được Thiên Chúa yêu thương. Và đến lượt mình, chúng ta cũng mong muốn được đi vào con đường mà Chúa Giêsu đã đi, vì đó là cách duy nhất để đáp trả tình yêu đã được lãnh nhận.

Bước vào Tuần Thánh, chúng ta không chỉ được mời gọi đến tham dự các nghi thức phụng vụ, mà còn để sống mầu nhiệm Khổ Nạn - Phục Sinh trong chính cuộc đời mình. Thế nhưng chúng ta có nguy cơ mãi mãi vẫn là kẻ ngoài cuộc nếu không một lần để cho tình yêu của Thiên Chúa chạm đến qua cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu. Chỉ khi dám để cho Thiên Chúa yêu thương mình theo cách của Ngài, chúng ta mới dám buông mình cho kế hoạch của Thiên Chúa, và nhận ra Chúa vẫn đang thể hiện tình yêu có sức cứu độ của Ngài ngang qua cuộc đời mình, nhất là qua những đau khổ mà ta đang phải đón nhận mỗi ngày.

Nt. M.Paul KIỀU THU - Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi, Chí Hòa (FMSR)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.
Bất kính
Bất kính
Bất kính là thái độ của tâm hồn con người đối xử với Thiên Chúa và tha nhân như không đáng giá gì.
Ðổi mới đền thờ  từ tâm hồn
Ðổi mới đền thờ từ tâm hồn
Chúng ta vẫn quen nhìn ra nơi đoạn Tin Mừng này nỗ lực mạnh mẽ, quyết liệt của Chúa Giêsu nhằm thanh tẩy đền thờ. Hành động của Chúa Giêsu không chỉ nhắc nhở, thúc đẩy việc thanh tẩy đền thờ Giêrusalem, nhưng còn mời gọi đổi mới đền thờ...