Lội ngược dòng đời

Bài giảng trên núi là những lời rao giảng có thế giá nhất trong toàn bộ Phúc Âm. Đó là những điều nền tảng mà tất cả những giáo huấn khác của Chúa đều quy về.

Do ý nghĩa bao quát của từng vấn đề mà bài giảng này nêu lên, mỗi người trong chúng ta chỉ có thể đứng từ một góc độ nào đó để nghe và hiểu, rồi tùy hoàn cảnh mà áp dụng trong thực tế cuộc sống. Thánh sử Matthêu đã ghi lại bài giảng thành những điểm chính, khá rõ ràng và ngắn gọn, đó là tinh thần nghèo khó, sự hiền lành, sự sầu khổ, khao khát sự trọn lành, lòng thương người, đức trong sạch, xây dựng hòa bình, chịu bách hại vì sự công chính.

Bối cảnh công bố trên núi thật là ấn tượng cho những người nghe Lời Chúa. Đã trên hai ngàn năm qua, những lời này vẫn còn vang vọng khắp đó đây, vẫn còn nguyên giá trị và sức mạnh ban đầu. Người nghe có thể bị thu hút hay chỉ nghe mà không hiểu hoặc do chạy theo nhu cầu vật chất nên tâm hồn khó được đánh động. Nhiều người tự trấn an rằng người ta sao mình vậy, có sao đâu mà lo! Người ta cũng có thể lý luận :

- Nghèo khó à? Chỉ chuốc lấy cuộc sống thiếu thốn và khốn nạn, nó giam hãm con người trong cảnh cùng khốn, nên nếu có cơ hội làm giàu thì cứ làm chứ! Tội gì ? Dù cho bằng bất cứ phương tiện nào như tham ô, trộm cắp cướp giật, hay thậm chí còn ghê gớm hơn thế cũng được, miễn sao có tiền bạc tiêu xài là sung sướng rồi.

- Hiền lành ư? Chỉ tổ bị thiên hạ ức hiếp, coi thường và có khi còn bị xúc phạm, phải tỏ ra dữ một chút, dù chỉ là thứ dữ của con hùm giấy, để cho thiên hạ ngán và tránh né mình mỗi khi mình cần phải bảo vệ cái quyền lợi riêng của mình.

- Sầu khổ khóc lóc là điều có phúc ư? Nghe sao mà nghịch lý và khó chấp nhận thế!Phải tiêu diệt đau khổ, và biến cuộc sống này thành niềm vui cho bằng được, dù là giả tạo và chóng qua, mà có tiền thì mới vui được.

- Trọn lành làm gì? Ở đời nhân vô thập toàn, bất cứ cái gì có tiền thì nhào vô làm tất, trọn lành đâu nặn ra gạo tiền, hay là chỉ cần tỏ ra tốt lành trên môi mép là được rồi, nào ai biết được cái bụng của ta để mà bắt lỗi, đó là chuyện bình thường trong xã hội hôm nay.

Nói chung, có vạn kiểu lý luận nghe rất bùi tai và rất thực dụng để biện bác đường lối khác đời trên đây của Đức Giêsu. Đáng tiếc là cái xấu nếu không lưu ý đủ, sẽ là chuyện bình thường và được chấp nhận như một phương châm để sống; cái dối trá nghe mãi thì được cho là sự thật, lột trần nó không phải là chuyện dễ, và tai hại là ở chỗ đó. Thật không may, trong thực tế rất nhiều người vẫn còn dị ứng với những lời này của Chúa, thay vì đón nhận thì lại chế diễu bằng lối sống không chút nể nang. Nhưng Lời Chúa luôn có sức mạnh thuyết phục, nên vẫn có những tâm hồn lắng nghe và âm thầm đem ra thực hành trong cuộc sống, những con người để cho những lời này thu hút và còn dám lội ngược dòng đời để sống cụ thể những lời mời gọi này của Chúa. Hạnh phúc mà Đức Giêsu đề xướng đòi hỏi nhiều hy sinh từ bỏ trong cuộc sống hiện tại, là hạnh phúc của tương lai mai hậu, của thiên đàng đời sau.

Người Do Thái thời xưa hiện diện đông đảo trên núi để nghe Chúa công bố Hiến chương Nước Trời, nhưng có lẽ những thành phần nghèo khó và thất thế trong xã hội dễ đón nhận những lời này hơn là những hạng giàu sang quyền thế. Trong thời đại ngày nay, có vẻ Lời Chúa cũng dễ được những tâm hồn đơn sơ nghèo khó chấp nhận bởi lòng tin trong sáng, không nhuốm màu tục lụy.

Có một điều không thể biện hộ là sự phù du tạm bợ của hạnh phúc trần thế, dù cho con người cố bám víu bằng mọi giá, cuối cùng cũng sẽ vuột khỏi tầm tay. Ngược lại, Lời Chúa mời gọi hy sinh hiện tại để chiếm lấy tương lai. Nghe theo Chúa là lội ngược dòng đời. Đó cũng chính là điều dễ tưởng là nghịch lý của Tin Mừng.

Hãy cứ nghe với tâm hồn thành tâm thiện chí, Lời Chúa ẩn chứa một sức mạnh thắng vượt lý lẽ thế gian. Đã có rất nhiều gương lành chứng minh như thế!

Lm. FX. K’Brel, chánh xứ Kala, GP. Đà Lạt

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.
Bất kính
Bất kính
Bất kính là thái độ của tâm hồn con người đối xử với Thiên Chúa và tha nhân như không đáng giá gì.