Mọi việc làm đều theo ý Chúa

Cô Matta và cô Maria tiếp đón Chúa một cách khác nhau. Matta tiếp đón Chúa như người Israel quan niệm, nghĩa là làm cơm thết đãi. Phong tục Việt Nam cũng thế: khách đến nhà không gà thì vịt. Israel còn hơn nữa vì họ xem tiếp đãi khách là một bổn phận “thiêng liêng”. Không có thì phải đi vay mượn. Chúa Kitô là khách quý của chị em Matta, Matta là chủ nhà, cô phải lo dọn một bữa ăn thịnh soạn. Đối với cô, đây là công việc chính yếu. Maria lại không quan tâm tới nỗi lo lắng của bà chị. Cô chỉ ngồi nghe Lời Chúa. Khi phải so sánh hai cô, Chúa khen Maria vì cô đã chọn phần tốt nhất. Phần này không có ai tranh giành được. Thật là vừa tốt vừa bền vững.

Ngày nay, đọc bài Phúc Âm này, người ta nghĩ rằng đời chiêm niệm tốt hơn đời hoạt động. Ngồi suy nghĩ lời Chúa và cầu nguyện tốt hơn các hoạt động phục vụ nhu cầu vật chất của con người. Thực sự, Chúa không muốn đặt một luật lệ cho đời sống chiêm niệm và hoạt động. Trong sách Tông đồ Công vụ, thấy rõ có sự phân công rõ ràng tùy theo ơn thiên triệu của từng người. Các tông đồ được Chúa tuyển chọn để phục vụ lời Chúa nên các ngài nói: “Không phải là đẹp lòng Chúa nếu chúng tôi xao nhãng giảng lời Chúa để lo giúp bàn ăn”. Vì thế, họ đặt bảy thầy phó tế làm công việc đó. Vậy, có người lo phục vụ Lời Chúa, có người lo chuyện khác, mỗi người một việc. Đối tượng phục vụ khác nhau nhưng giá trị của người phục vụ phải được tôn trọng.

Trong đời sống của mỗi người chúng ta, chiêm niệm và hoạt động phải dung hòa, phải bổ túc cho nhau. Nghe lời Chúa, cầu nguyện với việc làm ăn, sản xuất ra của cải vật chất không mâu thuẫn nhau. Có lúc nghe lời Chúa, cầu nguyện, cũng có lúc làm ăn sinh sống. Nhưng luôn luôn phải ý thức rõ phần quan trọng, phần tối hảo không ai giành được là nghe Lời Chúa và cầu nguyện để đi đến một quy hướng hợp lý. Không tách biệt đời sống tôn thờ Chúa và đời sống trần thế lo cơm ăn áo mặc. Thật sự phải để Lời Chúa ảnh hưởng thật sự trong đời sống trần gian.

Rõ ràng đời hoạt động rao giảng của Chúa đều quy hướng về Chúa Cha, không phải lúc rao giảng mà thôi, nhưng là cả cuộc đời. Giảng lời Chúa Cha và sống lời Chúa Cha. Một người con không phải có lúc là con, lúc lại không, mà cả đời thuộc về cha mẹ, làm bất cứ việc gì cũng ảnh hưởng tới gia đình. Người con của Chúa không phải có lúc là con Chúa, có lúc không. Không phải lúc đi nhà thờ, đọc kinh, làm việc đạo đức mới là con Chúa; còn lúc đi làm ăn, mua bán, ở nhà, ở trường, công sở hay xí nghiệp thì không phải là con của Chúa. Trái lại, lúc nào ta cũng là con của Chúa, làm bất cứ điều gì cũng để sáng danh Chúa. Muốn thế, cần phải để Lời Chúa thâm nhập con người ta, điều khiển trí óc ta, con tim ta, để mọi việc làm đều theo ý Chúa.

Lm F.X Nguyễn Hùng Oánh, TGP.TPHCM

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.
Bất kính
Bất kính
Bất kính là thái độ của tâm hồn con người đối xử với Thiên Chúa và tha nhân như không đáng giá gì.
Ðổi mới đền thờ  từ tâm hồn
Ðổi mới đền thờ từ tâm hồn
Chúng ta vẫn quen nhìn ra nơi đoạn Tin Mừng này nỗ lực mạnh mẽ, quyết liệt của Chúa Giêsu nhằm thanh tẩy đền thờ. Hành động của Chúa Giêsu không chỉ nhắc nhở, thúc đẩy việc thanh tẩy đền thờ Giêrusalem, nhưng còn mời gọi đổi mới đền thờ...