Ngài rao giảng và cầu nguyện

Phụng vụ Lời Chúa Chúa nhật V Thường niên hôm nay, cả 2 bài đọc sách Gióp và thư 1 Côrintô, âm vang trong đoạn Tin Mừng Mc 1, 29 - 39, kể lại “Ngày hoạt động của Chúa Giêsu tại Caphácnaum”. Đây là ngày đầu tiên trong đời sống công khai thi hành sứ vụ của Đức Giêsu: Người giảng dạy, giải thoát con người khỏi ma quỷ ám hại, chữa lành người bệnh và cầu nguyện. Đây cũng là mô hình mẫu, bản tóm lược toàn thể hoạt động của người Kitô hữu chúng ta.

Bài Tin Mừng hôm nay vang vọng những trăn trở về đau khổ như sách Gióp ghi lại. Đức Giêsu là Đấng chữa lành đích thực, sẽ gánh lấy đau khổ của con người. Đồng thời cho thấy Đức Giêsu là mẫu gương đầu tiên của việc rao giảng Tin Mừng, Đấng mà Thánh Phaolô hết lòng noi theo trong sứ vụ truyền giáo.

1. Cuộc đời hoạt động của Đức Giêsu

Sau khi đã giảng dạy và cứu thoát một người bị quỷ ám, Đức Giêsu rời khỏi hội đường để đi đến một tư gia, nhà hai anh em Simon và Anrê. Chúng ta thấy rõ Đức Giêsu đang bước đi trên đường phố Caphácnaum, cùng với bốn môn đệ đầu tiên. Hai ông Giacôbê và Gioan cũng có mặt ở đó. Ngày nay cũng vậy, tác động của Thiên Chúa được thể hiện khắp nơi, trong mọi lãnh vực của cuộc sống: tôn giáo cũng như trần thế, công cộng cũng như tư riêng. Người Kitô hữu phải nhận ra, Chúa ở với chúng ta trong nhà thờ, Chúa bước đi cùng chúng ta ngoài đường phố, đến với mọi anh chị em ở vùng ngoại biên xa xôi, thiếu thốn mọi mặt. Và ngay trong nhà chúng ta, Chúa Giêsu đang sống cùng chung một mái ấm với ông bà, cha mẹ con cái chúng ta. Mỗi người phải nhận ra điều này: Chúa Giêsu đang yêu mến và quan tâm đến từng người, và mỗi người cần ra sức để nhận biết, gặp gỡ Người. “Lúc đó, bà mẹ vợ ông Simon đang bị sốt, nằm liệt giường”. Đức Giêsu tiếp tục hành động cứu độ của Người khi bước vào nhà của Simon. Ngài tiến đến bên bệnh nhân, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy và “cơn sốt rời bỏ bà”.

Chúa giê su rao giảng tin mừng

Chúng ta nhìn ngắm Đức Giêsu cúi xuống trên người bệnh, cầm lấy tay bà. Đúng thật bàn tay “yêu thương” của một vị Thiên Chúa đang nắm lấy con người “đáng thương” là nhân loại chúng ta. Một cử chỉ yêu mến đầy thân tình, nghĩa thiết và nhân ái của Thiên Chúa dành cho con người.

Đặc tính hiện thực của việc nhập thể đã đi đến mức độ đó. Thiên Chúa đưa tay ra để con người cầm lấy. Nói một cách biểu tượng, Chúa Giêsu cũng đang nắm bàn tay chúng ta như thế, để chữa lành các “cơn sốt”. Sốt vì lo cơm áo gạo tiền, vì vơi đi lòng tin cậy mến. “Cơn sốt rời bỏ bà”, cách diễn tả mạnh, không còn là cơn sốt như chúng ta thường nghĩ về mặt y tế. Cơn sốt gây tác động rất mạnh trên những người xưa. Thiên Chúa răn đe những người không chịu đem các huấn lệnh của Ngài ra thực hành, là Ngài sẽ trút xuống những người ấy nỗi kinh hoàng, sự suy mòn, cơn nóng sốt, khiến mắt họ mờ đi và phải kiệt sức. (Lv 26, 14 - 16). Cơn sốt là một trong những tai ương ngang bằng với sự chết mà chỉ một mình Thiên Chúa mới làm chủ được nó (Kb 3, 5). “Người cầm lấy tay bà và vực bà trỗi dậy”, đó cũng là cử chỉ của Đức Giêsu khi Ngài làm cho con gái ông Giairô sống lại (x. Mc 5, 41 - 42). Trong cả hai trường hợp, thánh Marcô dùng động từ “trỗi dậy”, động từ này được Tân Ước dùng để chỉ cuộc sống lại của Chúa Giêsu. Mỗi Kitô hữu phải gặp gỡ Chúa Giêsu, cầm lấy tay Ngài để Ngài giúp chúng ta “trỗi dậy”, được sống lại phần hồn và phần xác cùng với Chúa Giêsu Phục Sinh.

2. Cuộc đời cầu nguyện của Đức Giêsu

“Sáng hôm sau, lúc trời còn tối mịt, Đức Giêsu đã dậy đi ra một nơi hoang vắng mà cầu nguyện”. Ngay đêm đầu tiên mà Simon Phêrô trải qua bên cạnh Đức Giêsu, ông đã khám phá ra điều “cốt yếu” sau đây: đó là đối với Đức Giêsu, điều quan trọng là “gặp gỡ Chúa Cha” qua cầu nguyện. Chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Đức Giêsu từ sáng sớm, đi tìm bầu khí cô tịch, yên lặng nơi hoang vắng để cầu nguyện. Đức Giêsu phủ phục. Ngài nói chuyện lòng bên lòng với Chúa Cha. Đức Giêsu đang hiện diện ở đó, chính là nhân loại đang ở “bên cạnh Chúa Cha”, chính là chúng ta đang đến “gặp gỡ Thiên Chúa”. Chính trong khung cảnh đó, chúng ta gặp được Thiên Chúa và múc lấy sức mạnh cho ngày sống hoạt động của mình. Câu Tin Mừng trên đây không phải là một chi tiết bình thường. Đó là một bí quyết, một mẫu gương, một điểm nhấn cho đời sống mỗi người tín hữu. Noi gương Đức Giêsu, chúng ta hoạt động và cầu nguyện như Ngài. Đức Giêsu quỳ đó đang kêu gọi chúng ta, nhưng “trong yên lặng”: ý nghĩa của đời sống chúng ta là ở nơi Thiên Chúa... , căn bệnh trầm trọng nhất của mỗi người, là bệnh tật, là tội lỗi làm xa rời Thiên Chúa. Người nào biết “ẩn mình trong Thiên Chúa” nơi hoang vắng là một người được cứu độ. Lúc đó, mọi cơn sốt và ngay cả cái chết, cũng không thể tác hại được chúng ta, vì chúng ta có Thiên Chúa là có tất cả.

Chúa Giêsu cầu nguyện trong vườn cây dầu

Vâng, Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con nói lại Tin Mừng yêu thương cho mọi người. Xin chữa lành con, cho con gặp được Chúa trong cầu nguyện để con khiêm tốn ra khỏi chính mình, nhiệt thành đi về những vùng ngoại ô của cuộc đời.

Lm. Micae Hy Lê Ngọc Bửu, ISPCJ. HUẾ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể...
Hôm nay
Hôm nay
Hôm nay có nghĩa là giây phút hiện tại mà con người được Thiên Chúa mời gọi sống theo đúng ơn gọi của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vạn vật.
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?