Ngôi sao

“Bấy giờ vua Hêrôđê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện” (Mt 2,7).

Các ngôi sao là những thiên thể thường được các lương dân tôn kính như những thần linh. Thánh Kinh nhấn mạnh rằng các ngôi sao là những thọ tạo Thiên Chúa dựng nên và chúng phải thần phục Ngài. Các ngôi sao thường được dùng như những biểu tượng của lòng quảng đại và trung tín của Thiên Chúa đối với những lời hứa của Ngài.

Tương quan giữa Thiên Chúa và các ngôi sao: chính Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành “một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú” (Tv 33,6; x. St 1,16; Nkm 9,6; Tv 136, 7-9; 148,1-6). Các vì sao biểu dương quyền lực của Đấng tạo thành chúng: “Đấng tung ra toàn bộ đạo binh các tinh tú” (Is 44, 26; x. G 9,7-9; 38,31-33; Tv 147, 4-5; Is 45,11-12; Am 5,8).

Việc thờ kính các vì sao: bị Thiên Chúa cấm “khi anh em ngước mắt lên trời và thấy mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao... thì đừng bị lôi cuốn mà sụp xuống lạy và phụng thờ chúng” (Đnl 4,19; 17,3; 2V 23,4-5). Thiên Chúa xét xử những ai thờ kính các vì sao (Gr 8,2 19,12-13; Am 5,25-27; Xh 1,4-5; Cv 7,42-43). Vương quốc Israel suy sụp vì “họ đã dựng cột thờ, sụp xuống lạy toàn thể thiên binh và phụng thờ Baal” (2V 17,16; 21,3-5; 2Sb 33,5; Cv 28,11).

Việc tìm đọc các vì sao: “Đâu cả rồi mấy ông xem số tử vi, mấy thầy chiêm tinh, mấy kẻ cứ đến kỳ tân nguyệt lại báo cho ngươi rõ những gì sẽ xảy đến ?” (Is 47,13; x.Đn 2,2-5; 4,7).

Là những dấu chỉ nơi các ngôi sao: “Toàn thể đạo binh trên trời, Ta sẽ làm cho ra tăm tối” (Ed 32,7-8; x.Kh 6,13).

Đặc biệt, khi Chúa Giêsu ra đời tại Belem, các chiêm tinh từ phương xa “đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên Phương Đông” (Mt 2,21) và sau khi hỏi han tại Giêrusalem “họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở Phương Đông lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại” (Mt 2,9).

Các ngôi sao khai sáng lời Thiên Chúa hứa với ông Abraham, Chúa phán: “Hãy ngước mắt lên trời, và thử đếm các vì sao, xem có đếm nổi không ?” Người lại phán: “Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó” (St 15,5; St 22,17; Đnl 10,22; 1Sb 27,23; Nkm 9,23; Gr 33,22; Dt 11,12).

Có những biểu tượng liên quan tới các ngôi sao: một nhà cai trị đến như: “một vì sao xuất hiện từ Giacob...” (Ds 24,17). Chúa Giêsu “chính là Chồi Non và dòng dõi Đavít, là sao Mai rạng ngời” (Kh 22,16; x.Is 14,12-13; 2Pr 1,19; Kh 2,28). Các thầy dạy giả hiệu “là những vì sao lạc, u ám tối tăm là nơi dành cho họ đến muôn đời” (Gđ 13). Các ngôi sao diễn tả các thiên thần: “bảy ngôi sao là các thiên thần của bảy Hội Thánh” (Kh 1,16-20). Dân Thiên Chúa “chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15; x. Đn 12,3).

LM. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Làm cớ sa ngã
Làm cớ sa ngã
Chúng ta sống trong một thế giới có nhiều gương xấu. Gương xấu lan nhanh nhờ các phương tiện truyền thông, tạo nên một bầu khí ô nhiễm thấm vào buồng phổi.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXV TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXV TN - năm B
Trong Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu ba lần loan báo cuộc khổ nạn và phục sinh cho các môn đệ ở ba nơi khác nhau (8,31 ở Xêdarê Philípphê; 9,31 khi băng qua Galilê; 10,33-34 khi lên Giêrusalem lần cuối).