Người Samaria

“Đức Giêsu phải băng qua xứ Samaria” (Ga 4,4).

Người Samaria là dân chúng sống ở vương quốc miền bắc Israel. Họ được gọi theo tên thành phố được vua Omri thành lập. Thời Tân Ước, người Samaria bị người Do Thái khinh miệt, vì quan hệ hôn nhân của họ với dân ngoại, sau khi vương quốc bị thất thủ năm 721 trước Công nguyên. Tuy nhiên, Tân Ước cho thấy họ thường có thiện cảm với Tin Mừng.

Samaria là tên của vương quốc miền bắc. Theo 1V 21,1, toàn vương quốc phía bắc được gọi theo tên của thủ đô, giống như Giêrusalem với vương quốc Giuđa (x. 1V 18,1-6; 2V 17,24 23,19; Gr 31,5).

Sự sụp đổ của Samaria (2V 17,3-5).

- Dân Samaria bị bắt đi lưu đày (2V 17,6-8). Vua Atsua II hoàn tất việc chiếm đóng đã bắt đầu từ vua Sanmanese V, đày 27.000 dân Samaria (theo niên giám của họ ghi lại) (2V 18,11-12).

- Samaria bị các dân khác định cư (2V 17,24). Việc định cư này là một trong các nguyên cớ, dân tới quan hệ hôn nhân hỗn hợp. Thời Tân Ước, nhiều người coi họ là nguồn gốc của người Samaria. (x. Er 4,2.9-10).

Tôn giáo ở Samaria sau khi vương quốc sụp đổ:

- Một tổng hợp tại Samaria. Theo 2V 17,25-41, dân đến định cư mang theo các thần của riêng họ, nhưng cũng thờ Chúa như thần của miền đất. Sau cùng họ cũng sẽ bỏ đa thần và chấp nhận luật Môsê.

- Một số người ở Samaria vẫn trung thành và hành hương về Giêrusalem (2Sb 30,10-11; x. 2Sb 30,1; 34,9; Gr 41,4-5).

Những người Samaria và việc tái thiết Giêrusalem:

- Người Samaria dâng cúng để tái thiết đền thờ nhưng bị khước từ. Bị khước từ dẫn tới sự chống đối của người Samaria, đối với việc tái thiết đền thờ của những lưu dân trở về (Er 4,6.7-23; Er 4,1-5).

Bối cảnh tôn giáo ở Samaria thời Tân Ước:

- Người Samaria xây dựng đền thờ riêng của họ trên núi Garizim (Ga 4,20). Sau này người Do Thái đã phá hủy đền thờ này, khiến thái độ và chống đối giữa hai nhóm nên cứng rắn hơn.

- Thánh Kinh người Samaria chỉ có Ngũ thư (Ga 4,22). Vì vậy, họ biết ít về Đấng Cứu Thế mà họ trông đợi.

- Những thái độ nghi kỵ giữa người Samaria và người Do Thái: Người Samaria bị coi như sống buông thả, vì vậy người Do Thái không muốn sống chung với họ (Ga 4,9). Vào thời Tân Ước, hố phân cách còn cay đắng và rộng lớn hơn (x. Lc 9,51-56).

Người Samaria và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô:

- Lúc đầu Chúa Giêsu Kitô dạy các môn đệ đừng đến với người Samaria (Mt 10,5-6)

- Chúa Giêsu Kitô bị một số người Samaria chống đối (Lc 9,51-56).

- Chúa Giêsu tác động tới một phụ nữ Samaria và nhiều người khác tin Ngài (Ga 4,4-20.39-42)

- Chúa Giêsu chữa lành người Samaria mắc bệnh phong (Lc 17,11-19).

- Chúa Giêsu dạy dụ ngôn người Samaria nhân hậu (Lc 10,30-37).

Samaria và sứ vụ của Giáo hội thời sơ khai.

- Chúa Giêsu Phục Sinh kể Samaria vào sứ mệnh của Giáo hội (Cv 1,8)

- Giáo hội mang Tin Mừng đến Samaria (Cv 8,1.4-13.25).

- Các Tông đồ cầu xin ơn ban Thánh Thần cho những người Samaria trở lại đạo (Cv 8,14-17).

Giáo hội Samaria lớn mạnh (Cv 9,11).

LM. Phạm Quốc Túy - Giáo phận Phú Cường

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Làm cớ sa ngã
Làm cớ sa ngã
Chúng ta sống trong một thế giới có nhiều gương xấu. Gương xấu lan nhanh nhờ các phương tiện truyền thông, tạo nên một bầu khí ô nhiễm thấm vào buồng phổi.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXV TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXV TN - năm B
Trong Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu ba lần loan báo cuộc khổ nạn và phục sinh cho các môn đệ ở ba nơi khác nhau (8,31 ở Xêdarê Philípphê; 9,31 khi băng qua Galilê; 10,33-34 khi lên Giêrusalem lần cuối).
Bất khả tri, thuyết
Bất khả tri, thuyết
Bất: không; khả: có thể; tri: biết. Bất khả tri: không thể biết; thuyết: lập luận. Thuyết bất khả tri: chủ trương có những điều con người không thể biết được.