Nước hằng sống được trao ban

Tin Mừng hôm nay tường thuật cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu Kitô và người phụ nữ ngoại giáo Samari. Cuộc gặp gỡ làm cho người phụ nữ Samari hết sức ngạc nhiên. Bởi theo quan niệm của người Do Thái lúc đó là người có đạo không được gặp người ngoại đạo. Đặc biệt, người đàn ông có đạo Do Thái lại càng bị cấm gặp người phụ nữ không có đạo.

Người phụ nữ Samari hằng ngày vẫn đi múc nước ở giếng Giacóp. Chị có ngờ đâu người đang ngồi nghỉ mệt bên bờ thành giếng và xin chị nước uống lại là Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Độ. Chúa muốn tạo cơ hội xin nước, để trò chuyện, gợi ý và giới thiệu cho chị một việc hết sức quan trọng mà chị chưa bao giờ được nghe được biết: “Ai uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa”.

Nước mà Đức Giêsu nói ở đây là nước hằng sống. Nước ấy chính là Lời của Chúa. Lời bày tỏ sự kín nhiệm của Người và Lời ấy sẽ vạch rõ quá khứ, hiện tại và tương lai của con người. Chúa đã nói rõ về quá khứ của người phụ nữ rằng chị đã có năm đời rưỡi chồng, khiến chị đã nhận ra Ngài là một ngôn sứ, là Đấng Mêsia, Đấng hứa cho chị thứ nước để không hề khát, và sẽ ban cho loài người nước hằng sống nếu con người thật lòng tin và tín thác nơi Người (Ga 10, 10).

Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samari đã đạp đổ bức tường ngăn cách giữa người có đạo và người không đạo. Nó san bằng hố ngăn cách giữa bên này và bên kia vực thẳm. Tương quan sự sống được mở ra. Nước hằng sống được trao ban…

Nhờ cuộc gặp gỡ này, Chúa cũng đã đi bước trước để gặp gỡ mỗi người chúng ta và làm cho chúng ta tin tưởng Chúa luôn tạo cho con người cơ hội gặp gỡ Người. Liệu chúng ta có mau mắn đến gặp gỡ Người hay không? Chúa nói: “Này Ta đang đứng ngoài cửa mà gõ, ai nghe tiếng Ta và mở cửa thì Ta sẽ vào nhà kẻ ấy”. Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari đã làm thay đổi cả cuộc đời của chị và của nhiều người dân trong làng. Chúa cũng đã biến đổi cả cuộc đời chúng ta khi chúng ta lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Chúa mời gọi chúng ta hãy loan báo Tin Mừng và giới thiệu Đức Giêsu Kitô cho những người khác.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết hạ mình, khiêm tốn trước mặt Chúa, trước mặt anh em để chúng con thiết lập mối tương quan tình yêu với Chúa và với anh chị em chúng con.

Lm. Giuse Nguyễn HƯNG LỢI - DCCT, Gx. Phú Sơn, GP Đà Lạt

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể...
Hôm nay
Hôm nay
Hôm nay có nghĩa là giây phút hiện tại mà con người được Thiên Chúa mời gọi sống theo đúng ơn gọi của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vạn vật.
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?