Triều đại nước Thiên Chúa đã đến gần

Truyền giáo là bản chất của Giáo hội. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi để loan báo Tin Mừng. Thế giới hiện nay với dân số gần 8 tỷ người, nhưng số Kitô hữu mới chiếm hơn một tỷ. Điều ấy cho chúng ta nhận ra lệnh truyền giáo của Chúa Giêsu quả thực luôn cấp bách. Lục địa Á châu mênh mông, dân số chiếm cả 1/3 dân số thế giới, thế mà người tín hữu chỉ chiếm có 3%... Do đó, Chúa Giêsu nói: “Lúa chín đầy đồng”... Cách giải thích của Chúa là “Mùa màng đang bề bộn”. Chúa muốn có nhiều thợ gặt lành nghề đi làm việc trong đồng lúa chín vàng. Đồng lúa có nhiều lúa chín là những người chưa biết Chúa.

Thực tế, khi nói đến mùa màng, Chúa muốn cho chúng ta biết về thực trạng của thế giới, một thế giới rộng lớn bao la, nhưng còn rất nhiều người chưa nhận biết Chúa bởi vì có nhiều người chưa bao giờ được nghe nói về Chúa, có biết bao người chưa được nghe nói về Tin Mừng. Cũng có những người đã biết Chúa nhưng họ vẫn cần học hỏi thêm, bồi dưỡng thêm về giáo lý, về lời Chúa để sống tốt hơn, sống đúng hơn, phù hợp với Tin Mừng. Cánh đồng lúa thật bát ngát, bao la nhưng thiếu thợ gặt. Lời của Chúa nói với các môn đệ trước khi về trời vẫn còn vang vọng khẩn thiết mọi nơi, mọi lúc.

Khi Chúa ví nhân loại, thế giới này như một cánh đồng, đầy lúa chín vàng, cần phải gặt, thu lượm về để bỏ vào kho lẫm nước trời, Chúa chỉ cho chúng ta một tương lai đầy hứa hẹn, đầy lạc quan. Mùa màng được thu gặt tốt là kết quả của việc loan báo Tin Mừng. 20 thế kỷ đã trôi qua, các nhà truyền giáo, các giám mục, linh mục và cả Giáo hội đã miệt mài làm việc truyền giáo. Kết quả tương đối khả quan. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy: nơi đâu có các nhà truyền giáo, các linh mục nhiệt thành, đạo đức; nơi đâu Giáo hội yêu mến làm việc loan báo Tin Mừng, thì kết quả gặt hái được trong việc giới thiệu Chúa Kitô sẽ mang lại mùa gặt bội thu. Việc tìm ra và có nhiều thợ gặt lành nghề lại là một chuyện đáng cho chúng ta suy nghĩ… Vấn đề là bao nhiêu thợ gặt cũng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của một thế giới rộng lớn, bao la. Xin đan cử hằng năm, giáo phận nào, dòng tu nào cũng có thêm linh mục mới, nhưng vẫn không bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ các giáo xứ, giáo sở, giáo điểm, đó là chưa dám nói tới nhu cầu truyền giáo. Trong bài Tin Mừng Lc 10,1-12.17-20, thánh sử đã nhắc đến nhóm Mười Hai và sau nhóm Mười Hai là nhóm Bảy Mươi Hai. Đây là con số biểu tượng, là từ ngữ để chỉ tất cả các dân tộc, sau đó là chỉ đám đông dân chúng được Môsê dẫn dắt. Tin Mừng của thánh Luca cho thấy việc Chúa Giêsu sai nhóm Bảy Mươi Hai đi, làm rõ nét thời Giáo hội sơ khai hoàn toàn có tính cách truyền giáo. Giáo hội tiên khởi mặc dù sống chung với nhau xem ra có vẻ co cụm, cục bộ, nhưng việc sai các tông đồ đi rao giảng mở ra chân trời mới nơi những người ngoại mà người Do Thái thời đó cho rằng họ là người ngoài, tội lỗi, không thuộc dân Chúa… Chúa sai nhóm Mười Hai và dặn dò những điều kiện để các ngài thanh thoát với việc truyền giáo, loan báo Chúa Kitô cho những người khác như “chiên con đi vào giữa bầy sói, không mang tiền bạc, bao bị, giày dép, không chào ai dọc đường…” là bằng chứng cụ thể để người khác tin vào việc họ nói, họ làm. Người tông đồ phải là người siêu thoát, nên ngày nay tại Á châu cũng như các lục địa khác, người ta dễ đón nhận người tông đồ khó nghèo, giản đơn, khiêm tốn, từ bi, nhân từ… Người ta thích những chứng nhân sống hơn là những lời rao giảng suông. Người tông đồ vừa sống, vừa rao giảng, vừa làm chứng cho “Triều đại Thiên Chúa gần đến”. Lời nói và việc làm phải đi song song với nhau. Những nhà truyền giáo, những thừa sai, những tông đồ khi ngôn hành đi đôi, sẽ đem lại niềm vui, bình an và hạnh phúc cho con người, làm cho nhiều người nhận ra Đức Kitô đang sống giữa họ.

Trong một thế giới mênh mông, rộng lớn với biết bao người chưa biết Chúa, bổn phận của mỗi Kitô hữu là phải sống, phải làm chứng, phải loan báo Triều đại Thiên Chúa sắp đến. Chính Chúa đã làm gương cho Giáo hội về việc loan báo Triều đại Thiên Chúa. Các tông đồ cũng đã ra đi theo lời truyền của Chúa Phục Sinh và sau đó là biết bao nhà truyền giáo, những thiện nguyện viên ra đi loan báo Tin Mừng. Bản chất của Giáo hội là truyền giáo. Lệnh truyền giáo của Chúa vẫn luôn vang lên: “Anh em hãy đi khắp thế gian và làm cho nhiều người trở thành môn đệ của Thầy”.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.
Bất kính
Bất kính
Bất kính là thái độ của tâm hồn con người đối xử với Thiên Chúa và tha nhân như không đáng giá gì.
Ðổi mới đền thờ  từ tâm hồn
Ðổi mới đền thờ từ tâm hồn
Chúng ta vẫn quen nhìn ra nơi đoạn Tin Mừng này nỗ lực mạnh mẽ, quyết liệt của Chúa Giêsu nhằm thanh tẩy đền thờ. Hành động của Chúa Giêsu không chỉ nhắc nhở, thúc đẩy việc thanh tẩy đền thờ Giêrusalem, nhưng còn mời gọi đổi mới đền thờ...
Trạng sư
Trạng sư
Từ trạng sư, có gốc tếng Latinh là advocatus - tương ứng với từ gốc Hy Lạp parakletos, có nghĩa là người bào chữa, người chuyển cầu.
Lều
Lều
Theo nguồn Javiste, một “lều hội ngộ” đặt ở ngoài lều trại được ông Josuê canh giữ và ông Môsê đến để lãnh nhận mạc khải thần linh (Xh 33,7-11) lều là nơi mạc khải, lại xuất hiện trong sách Dân số (11,24t; 12,4-10; 14,10).