BÌNH AN ƠI !

(Thứ Năm sau Chúa Nhật XXXIII TN – Lc 19,41-44)

Giêrusalem nguyên nghĩa là thành phố của hòa bình của bình an. Nhiều năm gần đây hiện trạng của thành phố không như cái tên của nó mà như là trái lại. Giêrusalem đã trở thành nơi của sự bất ổn, đầy dẫy sự chia rẽ dưới nhiều hình thức từ chính trị xã hội đến cả tôn giáo. Đã từng có nhiều cuộc chiến tranh diễn ra ở đây và hiện nay nhiều vẫn tiềm ẩn sự xung đột nơi chính thành phố mang tên hòa bình. Dù rằng năm 1981 thành phố này trở thành Di sản Thế giới nhưng vẫn nằm trong danh sách Di sản Thế giới đang bị đe dọa.

Bài Tin Mừng ngày thứ Năm sau Chúa Nhật XXXIII thường niên, Giáo hội cho chúng ta nghe trích đọc, tường thuật những lời than thở, thương tiếc của Chúa Giêsu với thành thánh Giêrusalem. Dĩ nhiên chúng ta hiểu không phải Chúa Giêsu than thở cái thành bằng gỗ đá vật chất nhưng thực ra Người thương tiếc cho cảnh tình dân chúng đang ở trong thành về cái tương lai rất gần mà Người tiên lượng sẽ xảy ra. Và quả thật nó đã xảy ra cách cụ thể vào năm 70 khi dân Do Thái nổi loạn thì vị tướng Rôma là Titô đem quân đi đánh dẹp loạn và rồi san phẳng Giêrusalem thành bình địa theo kiểu nói của Chúa Giêsu là chẳng còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào (x. Lc 21,6).

Cũng như lịch sử các quốc gia, lịch sử đời người thường có những lúc thăng trầm. Bình yên có. Sóng gió không thiếu. Khoảng thời gian khốn khó lại được nhìn với cái nhìn tâm lý nên dễ phóng đại đến độ cha ông chúng ta than thở: “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Chính vì thế mà sự bình an là điều mơ ước của con người mọi thời, mọi nơi. Theo nhãn quan người đời thì sự bình an là tình trạng không gặp phải những sự khốn khó như chiến tranh, tai ương, hoạn nạn, dịch bệnh, mất mùa… Dưới cái nhìn đức tin, sự bình an đích thực là tình trạng được Thiên Chúa ở cùng, yêu thương, đón nhận mình như mình đang là. Và lời than thở của Chúa Giêsu được hiểu theo viễn kiến này.

Hỡi Giêrusalem, “phải chi, ngày hôm nay người cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được” (Lc 19,42). Chúng ta có thể hiểu điều che khuất căn tính của Đấng Thiên Sai chính là nhân tính của Người, cụ thể là quê quán Nagiarét, xứ Galilê và địa vị thấp hèn cũng như quyền bính như chẳng có gì của Người trong xã hội và trong Giáo hội Do Thái giáo lúc bấy giờ. Thánh sử Luca tường thuật dữ kiện tiếp liền sau đó là việc Chúa Giêsu thanh tẩy Đền thờ và các Thượng Tế cùng các kinh sư đã chất vấn Người: “Ông lấy quyền gì mà làm những điều ấy?”(Lc 20,1).

Xưa để đem bình bình an cho ngôn sứ Êlia trước sự truy diệt của hoàng hậu Dêgiaben thì Thiên Chúa đã không ngự trong “gió to bão lớn, trong động đất hay lữa, nhưng Người hiện diện trong cơn gió hiu hiu” (x.1V 19.9-14). Ơn bình an của Thiên Chúa thật diệu kỳ. Nó không khởi đi từ những cuộc lễ hoành tráng, kiệu rước. Nó cũng không khởi đi từ chức cao quyền lớn. Ơn bình an thường đến với chúng ta qua sự hiện diện của một ai đó, những ai đó thật đơn sơ, nhưng luôn đồng cảm, đồng hành với chúng ta trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Và có thể gọi đó là những người bạn tri kỷ, tri âm, đồng cam, cộng khổ.

Biết bao tâm hồn đau thương dập nát đã hưởng nhận sự bình an qua đôi tay, tấm lòng của mẹ Têrêxa thành Calcutta. Biết bao bệnh nhân Covid-19 đã có được sự an bình qua sự hiện diện của các linh mục, tu sĩ, thiện nguyện viên tại các bệnh viện tuyến đầu. Chúa Kitô vẫn mãi đồng hành với nhân loại, đặc biệt là với những con người đau khổ. Kitô hữu chúng ta trước hết phải cảm nghiệm cách sâu xa chân lý này thì chúng ta mới có thể giúp tha nhân nhận ra sự hiện diện Đấng Cứu Thế để giúp nhau có được sự bình an giữa cảnh đời mà dường như “ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy” (Mt 6,34). Nhiều nhà lãnh đạo Do Thái thời Chúa Giêsu tại Giêrusalem đã không nhận ra hiện thực này vì thế không chỉ họ mà cả dân chúng trong vòng hơn ba mươi năm sau đó đã phải lâm cảnh bĩ cực khốn cùng trong sự bất an khiến Chúa Giêsu đã phải lệ rơi.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – giáo phận Ban Mê Thuột

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Chúa Giêsu Kitô và những hồi đáp
Tân Ước kể lại một số hồi đáp Chúa Giêsu Kitô, từ phía những ai đã tiếp xúc với Người, những hồi đáp tích cực lẫn tiêu cực.
Khôn ngoan đích thực
Khôn ngoan đích thực
Người thanh niên trong bài Tin Mừng hôm nay có thể ví như một doanh nhân trẻ thành đạt của thời đại. Doanh thu của anh càng ngày càng tăng.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.