Thứ Sáu, 02 Tháng Tư, 2021 14:08

Bình minh / rạng đông / sáng sớm

CN lễ phục sinh  - năm B  - Mc 16,1-8 ; Ga 20,1-9

“Sáng sớm tinh sương ngày thứ nhất trong tuần…” (Mc 16,2)

Bình minh, thời điểm mặt trời mọc, ghi nhận sự kết thúc đêm tối và sự thay thế các hệ lụy kéo theo của đêm tối, đồng thời ngày mới tới gần với sự thuận lợi cho sinh hoạt thường ngày. Ánh bình minh nối tiếp bóng đêm là biểu tượng của niềm hy vọng Ðấng Cứu Thế đến mở đầu thời đại mới của Thiên Chúa.

Lời Chúa ngày 16-2-2021: Thứ Ba tuần 6 mùa Thường niên (Mc 8, 14-21) -  YouTube

Bình minh kết thúc đêm tối:

- Nó chấm dứt sự tối tăm của bóng đêm: “… Ðấng đổi tối ra sáng, biến ngày thành đêm”. (Am 5,8 2Sm 23,4 G 41,18).

- Nó ghi dấu chấm dứt hoạt động của đêm tối: Khi lội qua sông Giápbốc “ông Giacob ở lại một mình. Có một người vật lộn với ông cho đến lúc rạng đông… Người đó nói: buông tôi ra vì đã rạng đông rồi…” (St 32,22-26). Tại Ghipa, những kẻ vô lại “cưỡng hiếp nggười tỳ thiếp (của một người Lêvi) suốt đêm cho tới sáng, và lúc rạng đông mới buông tha” (Tl 19,25-26). “Vua Saun nói: chúng ta hãy xuống đuổi theo người Philitinh ban đêm và hãy cướp phá chúng cho tới khi trời sáng” (1Sm 14,36; x. 1Sm 25,36; 2Sm 2,32; 17,22; Dc 2,16-17).

- Trông đợi rạng đông mang đến sức sống: “Hồn tôi trông chờ Chúa hơn lính canh mong đợi hừng đông …” (Tv130,6; x. G 7,3-4; Tv 46,5; Is 21,12 38,1; Cv 27,29).

Bình minh là khởi đầu ngày mới:

- Nó cung ứng cơ hội sớm nhất của một ngày, khi vua Ðariô sau một đêm trằn trọc về việc ông Ðaniel bị nhốt trong hầm sư tử, “sáng sớm tinh sương, vua đã trỗi dậy, vội vã đi ra hầm sư tử” (Ðn 6,19-20) để biết rõ sự việc (x. St 19,15: sáng sớm, ông Lot đưa vợ con ra khỏi thành Sôđôma để thoát hiểm; Gs 6,15: hừng đông vừa ló rạng, dân Chúa đi qua thành Giêricô bảy vòng rồi đánh chiếm; Tl 9,33: dân Sikhem nổi loạn chống Avimêli Tl 16,2: ông Samson đánh phá thành Gada; 1Sm 19,11: Bà Mikhan cứu ông Ðavít; Mt 28,1 //Mc 16,2 //Lc 24,1: các phụ nữ viếng một Chúa Giêsu Kitô; Mc 1,35 // Lc 4,42: sáng sớm, Chúa Giêsu cầu nguyện; x. Lc 22,66; Ga 8,2; Cv 27,33).

Hoạt động quan trọng bắt đầu từ sáng sớm: Nkm 8,3: dân nghe Luật”.

Bình minh là biểu tượng các phúc lành tương lai:

- Ðấng Cứu Thế mang lại bình minh mới (Is 9,2 Kh 22,16; x. Ds 24,17; Mt 4,16; Lc 1,78-79; Ga 1,4-5 8,17).

- Biểu tượng của niềm hy vọng và ơn cứu độ (Tv 37,6; 112,4; x. Tl 5,31; Tv 57,8 // Tv 108,2; Tv 4,18; Is 58,8; 60,1-3; 62,1).

- Biểu trưng việc Chúa vinh quang ngự đến (Kb 3,3-4; Ml 4,2).

- Biểu trưng sự đổi mới (Tv 110,3).

Bình minh là biểu tượng mạc khải của Thiên Chúa: “Vì bóng tối đang qua đi và ánh sáng thật tỏa rạng” (1Ga 2,8; x. Is 8,20; 2Pr 1,19).

Bình minh là thời điểm để tính sổ:

- Bóng tối trước bình minh là hình ảnh sự phán xét: than thân, ông Giob đã kêu lên: “Phải chi tinh tú ban mai thành tối tăm mịt mù và ban mai uổng công chờ ánh sáng” (G 3,9; x. Is 13,10-11; Am 4,13)

- Anh bình minh đuổi xua tội lỗi:… Hừng đông nắm chắc mười phương đất, giữ cho sạch hết mọi gian tà” G 38,12-13; x. Ga 3,19-20; Ep 5,11-13).

LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Ý kiến bạn đọc ()
Tin khác
Xem thêm