Chìa khóa của sứ điệp tình yêu

Chúa nhật XXXI thường niên - Năm B

Bài đọc 1: Ðnl 6, 2-6; Bài đọc 2: Dt 7, 23-28; Tin Mừng: Mc 12,28-34.

Qua ông Môsê, Thiên Chúa đã trao cho dân Israen Mười Ðiều Răn. Nhưng đến thời Ðức Giêsu, 10 điều đã được dẫn giải thành 613 điều, trong đó có 248 điều khuyên và 365 điều cấm. Ðối với các luật sĩ, điều nào cũng quan trọng. Trong bài Tin Mừng hôm nay (x. Mc.12,28b-34), thánh Máccô thuật lại rằng có một luật sĩ đến hỏi thử Ðức Giêsu:“Trong các giới răn, điều nào quan trọng nhất?”.Ngài đáp:“Ðiều răn đứng đầu là: Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Ðiều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó”.

Còn Tin Mừng theo thánh Mátthêu (x. Mt 23,34-40) ghi nhận rằng điều răn thứ hai (yêu người) cũng quan trọng như điều răn thứ nhất (mến Chúa) qua câu trả lời của Ðức Giêsu: “Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Ðó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy”.

Nếu đọc Tin Mừng theo thánh Luca (x. Lc 10,25-28), ta thấy Ðức Giêsu hỏi lại người luật sĩ và người luật sĩ đã trả lời: “Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình”. Rồi người luật sĩ muốn chứng tỏ mình có lý nên hỏi Ðức Giêsu: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?”, và Ðức Giêsu đã nói về dụ ngôn người xứ Samaria tốt lành đã cứu giúp một người Do Thái bị nạn, trong khi người Samaria vốn bị người Do Thái coi là kẻ thù. Ở đây Ðức Giêsu muốn dạy rằng: chúng ta phải coi mọi người là thân cận, vì thế phải yêu thương tất cả mọi người, dù họ là kẻ thù của chúng ta.

Riêng Bài Tin Mừng theo thánh Máccô hôm nay còn ghi nhận việc Ðức Giêsu lưu ý: “Yêu thương người thân cận như chính mình thì hơn là dâng mọi lễ toàn thiêu và hy lễ”. Ðức Giêsu đã từng dạy: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24).

Chúa Giêsu không chỉ nói suông, mà đã yêu thương đến nỗi chết cho người mình yêu. Ngài đã sống lại để cho người mình yêu được sống hạnh phúc vĩnh cửu. Trong khi thiết lập Bí tích Thánh Thể là bí tích tình yêu, Chúa đã nhấn mạnh một điều: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em” (Ga 13,34). Cảm nghiệm sâu xa về điều này, thánh Gioan Tông đồ đã viết:“Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau”(1 Ga 4, 9-11).

Chìa khóa của sứ điệp tình yêu là: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Việc tốt mà Chúa Giêsu muốn chúng ta gieo chính là việc bác ái yêu thương: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25, 34-37). Như thế, dù là ai và làm gì thì cuối cùng đều phải trình diện trước mặt Vua Nước Trời và được xét xử theo luật yêu thương.

Giám mục Antôn Vũ Huy Chương - GP Ðà Lạt

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Dọn đường
Dọn đường
Bởi lẽ, sự toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của tình yêu, và tình yêu ấy luôn tôn trọng, đợi chờ sự ưng thuận tự do của con người. Mùa Vọng đâu chỉ là mùa chúng ta đợi trông Chúa, mà chính Chúa đang trông đợi chúng ta!
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Dám hối cải và dám mời gọi mọi người hối cải, đó là điều ông Gioan Tẩy Giả đã làm. Để làm được như thế cần nhiều can đảm. Giáo Hội chúng ta hôm nay, có cần những Gioan như thế không? 
Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Dọn đường
Dọn đường
Bởi lẽ, sự toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của tình yêu, và tình yêu ấy luôn tôn trọng, đợi chờ sự ưng thuận tự do của con người. Mùa Vọng đâu chỉ là mùa chúng ta đợi trông Chúa, mà chính Chúa đang trông đợi chúng ta!
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Dám hối cải và dám mời gọi mọi người hối cải, đó là điều ông Gioan Tẩy Giả đã làm. Để làm được như thế cần nhiều can đảm. Giáo Hội chúng ta hôm nay, có cần những Gioan như thế không? 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Những giá trị Nước Trời
Những giá trị Nước Trời
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay mời gọi mọi người nhìn lại vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại: vụ án Giêsu.
Hãm mình
Hãm mình
Hãm mình là việc con người từ bỏ điều vui thích hay chấp nhận sự khó nhọc, thiếu thốn, để ý chí dễ dàng tuân theo thánh ý Thiên Chúa hơn và dự phần vào Cái Chết của Chúa Kitô.