Agnus, Lamb, Agneau
Chiên là con cừu non.
Chiên là một hình ảnh thường được dùng trong Thánh Kinh. Tân Ước dùng hình ảnh này để nói về Chúa Giêsu Kitô (x. Ga 10).
![]() |
Khi giới thiệu Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian (x. Ga 1,29.36), Gioan Tẩy Giả cho thấy Cựu Ước được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu. Người chính là Vị Tôi Trung đau khổ được ví như Con chiên hiền lành, im lặng “khi bị đem đi làm thịt” (Gr 11,19; Is 53,7) và mang lấy tội của muôn dân (x. Is 53,12).
Gioan Tẩy Giả còn cho thấy hình ảnh con chiên trong lễ Vượt Qua đầu tiên nơi Chúa Giêsu, mà nhờ dấu máu của con chiên ấy, các con đầu lòng của người Do Thái đã được cứu thoát. Con chiên này trở thành biểu tượng cho việc cứu chuộc dân Israel (x. Xh 12,3-14).
Các tác giả Tân Ước (x. Ga 1,29; 1Cr 5,7; 1Pr 1,19) cũng nhìn nhận Chúa Giêsu là Chiên Vượt Qua đích thực, vì máu Người đã đổ ra để muôn dân được giải thoát khỏi tội lỗi. Tác giả sách Khải Huyền giới thiệu Chúa Giêsu như Chiên Thiên Chúa đã bị sát tế, nhưng đã chiến thắng sự chết và đã phục sinh khải hoàn, được tôn vinh, được trao vương quyền, được ngự trên ngai với Thiên Chúa (x. Kh 5,8-13). Con chiên ấy là Phu quân của Giáo hội trong Tiệc Cưới Cánh Chung (x. Kh 19,7-9).
Tiểu ban Từ vựng - UBGLÐT/HÐGMVN
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.