Chọn lựa của Chúa Giêsu

Lời Chúa của Chúa nhật thứ I mùa Chay kể câu chuyện Ðức Giêsu chịu Satan cám dỗ. Người ta thường hay để ý đến khía cạnh sư phạm và luân lý của sự kiện này. Ðó là: Người bị cám dỗ nhưng không sa ngã. Tuy nhiên, qua những lời khôn ngoan đạo đức của Môsê trong bài đọc I, chúng ta hiểu hơn đây là cuộc chiến đấu triền miên của đoàn dân để chọn Chúa và thờ lạy Ngài chứ không phải chọn Baals hay một vị thần nào khác của xứ Canaan.

Chiến thắng của Chúa Giêsu còn nhắc nhở chúng ta về câu chuyện đã xảy ra trong vườn địa đàng? Vì khi viết gia phả của Chúa Giêsu, thánh Luca đã không dừng lại ở Abraham, tức là ở dân tộc Do Thái... Người đã lần lên xa hơn để thấy Ðức Giêsu là người của tất cả loài người chứ không phải của riêng dân Do Thái (x.Lc 3, 23-38). Vì thế, chiến thắng của Ngài trong câu chuyện này đã không phải là “phục thù” cho tất cả loài người sao?

Lựa chọn của Chúa Giêsu | ngọn lửa nhỏ

Chỉ so sánh với Israel chúng ta đã thấy, xưa Dân Chúa bị thử thách, nay trong phận người Ðức Giêsu cũng thực sự bị thử thách. Khung cảnh cũng là sa mạc, là hoang địa. Thời gian 40 ngày trong hoang địa tương ứng với thời gian 40 năm Dân Chúa băng qua sa mạc. Ðặc biệt ba cám dỗ của Chúa cũng tương ứng với những cám dỗ của Dân Chúa.

Dân Chúa lúc đói đã lẩm bẩm kêu trách, và Thiên Chúa đã ban cho họ Manna. Ở đây, Satan cũng cám dỗ Ðức Giêsu biến sỏi đá thành bánh ăn. Và khi trả lời Satan, Chúa đã trưng dẫn lời của sách Ðệ nhị luật, là lời giải thích về sự thử thách đầu tiên của Israel: “Người đã bắt anh em phải cùng cực, phải đói, rồi cho anh em manna là của ăn anh em chưa từng biết... ngõ hầu làm cho anh em nhận biết rằng người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời Thiên Chúa phán ra” (Ðnl 8,3)

Dân Chúa lúc khát cũng đã thử thách Thiên Chúa. Thì ở đây, Satan cũng cám dỗ Chúa: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì gieo mình xuống đất, vì có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng cho bạn khỏi vấp chân vào đá” (Lc 4,10,11). Trả lời cho Satan, Ðức Giêsu đã nhắc lại câu trong sách Ðệ nhị luật, và câu này rõ ràng ám chỉ sự kiện xưa kia ở trong khu rừng vắng Massa: “Ngươi chớ thử thách Ðức Chúa là Thiên Chúa ngươi” (Lc 4,12).

Hồi xưa trong hoang địa, Dân Chúa muốn thay thế Thiên Chúa độc nhất của mình bằng bò vàng, hoặc các thần linh xứ Canaan. Thì ở đây, Satan cám dỗ Chúa thế này: “Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này, vì quyền hành ấy đã được trao cho tôi, và tôi muốn cho ai tùy ý. Vậy nếu ông bái lạy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông” (Lc 4,6-7). Trả lời cho Satan, Ðức Giêsu đã trưng lại giáo huấn của Sách Thánh “Ngươi phải bái lạy Ðức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Ðnl 6,13; Lc 4,8)

Quả thực trong hoang địa, Ðức Giêsu đã sống lại những thử thách của Dân Chúa ngày xưa. Khác một điều, Israel thì sa ngã, còn Ðức Giêsu thì không.

Cả ba cám dỗ trên đây, cũng như cám dỗ của Ađam thời sáng thế, chung quy cũng chỉ là một cám dỗ: tin tưởng nơi mình và nơi quyền lực thế gian hơn tin tưởng Thiên Chúa. Nói như Thánh Augustino, thay vì “yêu Chúa đến độ quên mình” thì người ta “yêu mình đến độ quên Chúa”. Ðức Giêsu hiểu những cám dỗ này đặt Ngài trước một lựa chọn: hoặc ngả theo trào lưu cứu thế đương thời, nhuốm màu sắc chính trị và trần tục, được biểu thị bằng ba cám dỗ, hoặc thi hành đường lối cứu thế vâng phục, như Ngài đã học biết nơi Chúa Cha và trong Sách Thánh. Ngài đã cương quyết từ chối đường lối cứu thế đương thời. Ngài không đáp ứng sự chờ mong của họ, mà làm ngược lại. Ngài đã chọn đường lối của Chúa Cha. Một cách hoàn toàn tự do, Ngài muốn quên mình để vâng phục Thiên Chúa hơn là làm theo ý riêng. Ngài đặt hết tin tưởng vào Chúa Cha, muốn thực hiện ý Cha, dù ý định này còn mù mờ, thậm chí còn làm Ngài đau khổ.

Theo thánh Luca, khi cám dỗ lần đó xong, Satan lìa bỏ Ðức Giêsu mà đợi dịp (x. Lc 4,13). Dịp sẽ không thiếu trong cuộc đời công khai truyền giáo của Chúa, đặc biệt những khi Ngài chữa các kẻ bị ma quỉ ám, và nhất là trong cuộc khổ nạn của Ngài. Như vậy, bài tường thuật hôm nay như đã báo trước những gì sẽ xảy ra trong giờ phút quyết liệt của Mầu nhiệm Thập giá. Nó cũng mở màn cho cuộc đời hoạt động đầy gian khổ và phấn đấu của Ðức Giêsu.

Chúng ta, những thụ tạo thấp hèn, nhờ Bí tích Rửa tội được làm con Chúa. Thế nhưng nơi cuộc sống con người, những cám dỗ, và dịp tội lúc nào cũng có, cứ vây quẩn lấy chúng ta. Có khi chúng mặc lấy những vỏ bọc êm ái, những ngụy biện yêu thương. Và cứ thế xảy ra mãi hoài trong cuộc sống (x. Lc 4,13). Như Adong và Eva, Chúa để ông bà tự do chọn hay chối từ. Ngài cũng đã kiên nhẫn trước những bất trung của Israel trong hoang địa, và đợi chờ con người trước những phản bội và cứng lòng đến chai lạnh từ khước Ngài.

Nhờ chiến thắng của Chúa Giêsu, người Kitô hữu được mời gọi can đảm chọn Chúa từng ngày. Trước một thế gian cao ngạo, chiếm đoạt, lừa lọc và dối trá, chúng ta phải lên tiếng nói lương tâm Công giáo của mình. Người thời nay cứ bị Satan cám dỗ cho rằng: của cải, quyền bính và khả năng là chọn lựa cuối cùng để cho con người được hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không nằm trong những phương tiện ấy, vì theo thánh Phaolô (bài đọc II) hạnh phúc là khi được cứu độ khỏi tội lỗi và sự chết.

Lm. Ðaminh Ngô Công Sứ,GP. Xuân Lộc

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể...
Hôm nay
Hôm nay
Hôm nay có nghĩa là giây phút hiện tại mà con người được Thiên Chúa mời gọi sống theo đúng ơn gọi của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vạn vật.
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?