Exegesis, Exegesis, Exégèse
Chú: ghi thêm cho rõ nghĩa; giải: phân tích cho tường tận. Chú giải: phần ghi thêm để giải thích cho rõ nghĩa.
Chú giải là thuật ngữ chuyên ngành có nghĩa khoa giải thích Thánh Kinh, nhằm mục đích làm sáng tỏ ý nghĩa của bản văn Thánh Kinh với tư cách là Lời của Thiên Chúa cho “ngày hôm nay”.
![]() |
Thánh Kinh được viết dưới nhãn quan đức tin và bằng các ngôn ngữ cổ, nên cần phải có khoa chú giải để rút ra ý nghĩa tiềm tàng của những bản văn. Vì thế, việc chú giải Thánh Kinh đã được thực hiện bởi các bậc thầy Do Thái, ngay từ khi có bộ sách Thánh Kinh, rồi bởi các học giả Kitô hữu ngay từ thời đầu của Hội Thánh.
Theo phương pháp phê bình lịch sử, để đạt được ý nghĩa trung thực của bản văn, công việc của nhà chú giải gồm những giai đoạn sau đây:
- Phê bình các bản sao để thiết lập bản văn nguyên thủy;
- Xác định bối cảnh địa lý, lịch sử, chính trị tôn giáo của bản văn;
- Xác định các thể văn của bản văn, lịch sử biên soạn công trình của tác giả;
- Sau hết là xác định các nghĩa của bản văn.
Có nhiều phương pháp chú giải. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những giới hạn của nó. Vì thế, với tài liệu Giải thích Thánh Kinh trong Giáo hội, Ủy ban Thánh Kinh Giáo Hoàng khuyên các nhà chú giải nên áp dụng phương pháp phê bình lịch sử và bổ sung bằng những phương pháp khác, như phê bình văn học, phân tích truyện kể, phân tích ký hiệu, những phương pháp tiếp cận thuộc các lãnh vực nhân học, tâm lý, xã hội...
Tiểu ban Từ vựng - UBGLĐT/HĐGMVN
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.