Chúa Giêsu Kitô là tiên tri

CN XIV thường niên - năm B - Mc 6,1-6

“Tiên tri có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình” (Mc 6,4)

Chúa Giêsu Kitô được tung hô là tiên tri, bởi những người đã chứng kiến những phép lạ Người làm và đã nghe những lời Ngài dạy. Họ nhận biết Ngài là người nói lời Thiên Chúa, nói với uy quyền về bản chất và những mục tiêu của Thiên Chúa.

Những người nhận biết Chúa Giêsu Kitô là một vị tiên tri:

LỄ CHÚA GIÊSU KITÔ VUA – Chúa Nhật 34 TN, Năm B

- “Dân chúng thấy dấu lạ Ðức Giêsu làm thì nói: Hẳn ông này là vị tiên tri, Ðấng phải đến thế gian” (Ga 6,14). Vị tiên tri được hứa sẽ đến phải như ông Môsê, được giáp mặt Thiên Chúa (x. Ðnl 18,15.18; Ga 1,21; 7,40.52).

- Người phụ nữ Samaria nói với Chúa Giêsu: “Thưa ông, tôi thấy ông thật là một tiên tri” (Ga 4,19).

- Những người chứng kiến các phép lạ Chúa Giêsu Kitô làm, họ nói Ngài là “một trong các vị tiên tri” (Mt 16,13-14 // Mc 8,27-28 // Lc 9,18-19; x. Mt 14,1-5 // Mc 6,14-15).

- Khi Chúa Giêsu Kitô vào Giêrusalem, dân chúng nói về Ngài: “Tiên tri Giêsu, người Nazarét, xứ Galilê đấy” (Mt 21,10-11) “vì dân chúng cho Ngài là một tiên tri” (Mt 21,46).

- Hai môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, sau khi Ngài chết, đã nói: “Người là một tiên tri đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân” (Lc 24,19).

- Thánh Phêrô (Cv 3,20-23) và thánh Stêphanô (Cv 7,37; Ðnl 18,15-18) tuyên nhận Chúa Giêsu là tiên tri.

Những biểu thị Chúa Giêsu Kitô là tiên tri:

- Ngài loan báo phép lành sắp đến của Thiên Chúa: “Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống. Ðức Giêsu muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận ...” (Ga 7,39-40 Mt 5,3-12 // Lc 6,20-23 Mt 13,16-17 // Lc 10,23-24; Ga 20,19-21.29)

- Ngài loan báo án phạt và lời nguyền rủa sắp tới: “kẻ nào mà không nghe lời tiên tri ấy, thì sẽ bị diệt trừ khỏi dân” (Cv 3,23; x. Mt 11,20-24 // Lc 10,13-15; Mt 23,13-39; Lc 6,24-26)

- Ngài hiểu biết tinh tường điều siêu nhiên bí nhiệm, chẳng hạn có nhiều kẻ tin vào danh Ngài, “nhưng chính Ðức Giêsu không tin họ, vì Ngài biết họ hết thảy ... Chính Ngài biết có gì trong lòng con người” (Ga 2,24-25 x.Mt 9,4 // Lc 5,22; Lc 7,39-43; 9,47; Ga 4,16-19).

- Ngài thực hiện những việc lớn lao, những phép lạ, như làm cho con trai bà góa thành Naim sống lại (Lc 7,12-17), cho người mù thấy được (Ga 9,17) ...

Chúa Giêsu Kitô biết mình là một tiên tri

- Một tiên tri bị chối bỏ (Lc 4,24-27; 13,31-35; Mt 13,57 // Mc 6,4; Ga 5,46).

- Một tiên tri được xức dầu bằng Thánh Thần Thiên Chúa “vì Thiên Chúa ban Thần Khí cho Ngài vô ngần vô hạn” (Ga 3,34; x. Lc 4,16-21; Is 61,1-2)

- Một tiên tri nói với uy quyền, “Ngài giảng dạy như một Ðấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư” (Mc 1,22)

Vị trí của Chúa Giêsu trong mối tương quan với các tiên tri khác:

- Chúa Giêsu cao trọng hơn các tiên tri khác, chẳng hạn hơn ông Giona (Mt 12,41 // 11,32), hơn ông Gioan Tẩy Giả, người mà dân chúng coi như một tiên tri, nhưng lại tuyên bố “Ðây là Ðấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi” (Ga 1,15; x.Mt 11,9).

- Chúa Giêsu Kitô là Ðấng được xức dầu và là Con Thiên Chúa: như thánh Phêrô tuyên xưng: “Thầy là Ðấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16; x. Dt 1,2). Ðức Kitô được tôn vinh là nguồn và cốt yếu của mọi lời tiên tri (Kh 19,10). <

LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.