(CN 4 TN C - Lc 4,21-30)
“Mọi người đều tán thành và thán phục những lời ân sủng từ miệng Người nói ra” (Lc 4,22).
Trọng tâm tư tưởng, hiểu biết và động lực của Chúa Giêsu Kitô nêu bật sự tận hiến cho Thiên Chúa. Các Kitô hữu được mời gọi hãy có cùng một tâm tư như Chúa Kitô.
Khả năng hiểu biết của tâm trí Chúa Giêsu Kitô:
- Thời thơ ấu: “ai nghe câu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu” (Lc 2,47) và “ngày càng thêm khôn ngoan” (Lc 2, 40.52).
- Lúc trưởng thành, người Do Thái ngạc nhiên: “ông này không học hành gì, mà sao lại thông minh chữ nghĩa thế” (Ga 7,15; x. Mt 7,28; 13,54 // Mc 6,2; Mt 1,22 // Lc 4,32; Mc 11,18).
Tâm trí Chúa Giêsu tinh tuyền, Người là vị thượng tế … “không phạm tội” (Dt 4,15). Sự tinh tuyền này được tỏ bày bằng lời nói hành động luôn gắn bó với một mình Thiên Chúa mà thôi” (Lc 1,35; Ga 10,30; Dt 7,26).
![]() |
Chúa Giêsu Kitô làm gương cho chúng ta khi dùng tâm trí:
- Vượt qua cám dỗ thử thách (Mt 4,4 // Lc 4, 4; Ðnl 8,3; Mc 15,32 // Lc 27,37; Mt 27,42).
- Phản bác lại sự chống đối, như khi trả lời đối phương về việc nộp thuế (Mt 22,18-22 // Mc 12,15-17 // Lc 20,22-26).
Tâm trí Chúa Giêsu Kitô còn vượt trên trí khôn:
- Tư tưởng của Người được nâng đỡ bằng kinh nguyện (Lc 6,12-13; x. thêm Lc 5,16; 22,41-43 // Mt 26,39 // Mc 14,35-36).
- Tư tưởng của Người được điều hướng bằng hiểu biết tinh tường: “Thần Khí Ðức Chúa sẽ ngự trên vị này …” (Is 11,2; x. Mt 9,35-36; Lc 4,22; Ga 2,24-25).
- Tâm trí Người cũng trải nghiệm lo âu: “Bây giờ tâm thần Thầy sao xuyến! Thầy biết nói gì đây ? …” (Ga 12,27; x. Mt 26,38 // Mc 14,34; Mt 27,46 // Mc 15,34; Tv 22,2; Lc 12,49-50; 22,44; Ga 13,21).
Tâm trí Chúa Giêsu rất đặc biệt:
- Người minh mẫn khác thường: “thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ …” (Mc 2,8 // Mt 9, 4 // Lc 5,22; x. Mt 12,25 // Lc 11,17; Lc 6,8; 9,47; Ga 1,47-48; 4,17-18; 11,4).
- Người hiểu biết tương lai, như khi báo cho các tông đồ biết trước về cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Người (Mc 8,31 // Mt 16,21 // Lc 9,22; x. thêm Mt 26,21 // Mc 14,18; Lc 22,34-37; Is 53,12; Ga 3,14; 4,49-50; 13,33; 18,4).
Tâm trí Chúa Giêsu không biết hết mọi truyện, chẳng hạn khi chữa đứa bé bị động kinh Người hỏi: “cháu bị như thế từ bao lâu rồi” (Mc 9,21; x. Mt 8,10 // Lc 7,9). Ðược hỏi về ngày tận thế Người nói: “còn về ngày hay giờ đó, thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người con cũng không chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc 13,32).
Tâm trí Chúa Giêsu Kitô làm cho Người mạnh mẽ và kiên quyết: “Người nhất quyết đi lên Giêrusalem” (Lc 9,51; x. Mt 27,14 // Mc 15,5; Ga 6,6; 12,27).
Tâm tư của Chúa Giêsu không luôn được cảm thông. Người cầu nguyện rồi biến đổi hình dung nên sáng ngời “còn ông Phêrô và đồng bạn thì ngủ mê mệt” (Mt 9,32 // Lc 9,45; x. Mc 3,21-22; Lc 2,50; 18,34; Ga 3,10; 8,27; 12,26).
Các Kitô hữu cần phải có một tâm tư như Chúa Giêsu Kitô:
- Trong thái độ của Ngài: “chính vì Ðức Kitô đã chịu khổ trong thân xác, nên anh em cũng phải lấy tư tưởng này làm khí giới: ai chịu đau khổ trong thân xác thì đoạn tuyệt với tội lỗi” (1Pr 4,1; 1Cr 2,16; Is 40,13; Pl 2,5; 3,8; Ga 5,39).
- Trong sự hiểu biết kinh thánh, “vì Người giảng dạy như một Ðấng có thẩm quyền” (Mt 7,28-29; 22,29; Lc 2,47; 24,27; Ga 5,39).
- Trong sự nhận biết Thiên Chúa: “sự xét đoán của tôi đúng sự thật, vì không chỉ có một mình tôi, nhưng có tôi và Ðấng đã sai tôi” (Ga 8,16.28.55; 14,10-11; 17,1.6)
- Trong tình yêu mà Chúa Giêsu Kitô đã thể hiện, phải tuân giữ lề luật nhưng không được “xao lãng lẽ công bằng và lòng yêu mến Thiên Chúa” (Lc 11,42). Vì “ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23; 1Cr 13,2).
LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.