CN III mùa vọng - năm A - Mt 11,2-11
“Thầy có thật là Đấng phải đến không ?” (Mt 11,2)
“Kitô” có nghĩa là “Đấng được xức dầu”. Thắc mắc các môn sinh của thánh Gioan Tẩy Giả nêu ra với Chúa Giêsu nhằm xác minh Người có phải là Đức Kitô mọi người trông đợi không. Là Đức Kitô, Chúa Giêsu hoàn thành mọi khát mong của Cựu Ước.
Đức Kitô là Đấng được xức dầu. Việc xức dầu trong Cựu Ước biểu trưng cho việc Thiên Chúa kêu gọi và ban Thánh Thần (1Sm 16,13; Xh 40,15; Lv 8,12; 1Sm 10,1; 1V 1,39). Các thủ lãnh Cựu Ước được xức dầu, để làm tư tế (Xh 29,7; Lv 4,3-5; 16,32), để làm vua (1Sm 24,8-10; 26,9.11.16.23; Tv 18,51; 20,7; 132,10). Lời hứa của Cựu Ước về một lãnh tụ tương lai được xức dầu (Is 11,1-2, 42,1; Gr 23,5-6).
![]() |
Chúa Giêsu nhận mình là Đấng Kitô: “Đấng ấy chính là tôi, Người đang nói với chị đây” (Ga 4,25-26; Mt 23,10; 26,63-64 // Mc 16,61-62; Ga 10,24-25).
Chúa Giêsu được nhận biết là Đức Kitô: “Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16 // Mc 8,29 // Lc 9,20; x. Lc 2, 26-32; 4,41; Ga 1,41-42; 11,27).
Nhưng Chúa Giêsu “cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Kitô” (Mt 16,20 // Mc 8,30 // Lc 9,21) vì sợ người Do Thái hiểu lầm về vai trò của vị Kitô (x. Mt 12,16; Lc 4,41).
Những nền tảng để xác quyết Chúa Giêsu là Đức Kitô: cuộc sinh hạ của Người tại Bêlem (Mt 2,4-6; x.Mk 5,2; Lc 2,4-7). Thiên Chúa xức dầu cách thiêng liêng cho Người (Cv 10,38; x.Mt 3,16 // Mc 1,10; Lc 3,22; Ga 3,34; Cv 4,27). Chúa Giêsu loan báo năm hồng ân (Lc 4,17-21; Is 61,1-2; Lv 25). Các tác vụ Người thực hiện như chữa bệnh (Mt 8,16-17; Is 53,4; Mt 11,2-5 // Lc 7,18-23; Ga 7,31), rao giảng (Ga 4,29; x. Mt 21,45-46; 26,67-68; Ga 4,19 7,26). Người chịu khổ, chịu chết và sống lại (Lc 24,26; Lc 24,46; Cv 3,18; 17,3; 26,23; 1Pr 1,11). Người đã làm trọn lời tiên tri (2Cr 1,20; Mt 1,22-23; Is 7,14; Mt 26,21-24 // Mc 14,18-21; Tv 41,9; Mt 24,4-7 // Ga 12,14-15; Dcr 9,9; Mt 21,9-10 // Lc 19,37-38 // Ga 12,12-13; Tv 118,26; Cv 2,22-36). Thiên Chúa đã đặt Chúa Giêsu Kitô làm Vua (Lc 1,32-33; x.Tv 2,6-7; Is 9,6; Lc 22,29).
Các danh hiệu của Đức Kitô được sử dụng để nói về Chúa Giêsu như: “Con vua Đavid” (Mt 1,1; 15,22; 21,9; 20,30-31 // Mc 10,47 // Lc 18,38-39; 2Tm 2,8), “Con Thiên Chúa” (Mt 14,61-64 // Mt 26,63-66). Nhưng việc Chúa Giêsu là Đức Kitô làm nên trọng tâm của đức tin Kitô hữu (Ga 20,31; 11,27; 1Ga 5,1). Đó là sứ điệp các tông đồ rao giảng (Cv 5,42; 2,36 9,22; 10,38; 18,5.28). Chúa Giêsu Kitô được diễn tả là đầu của Hội Thánh, “được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Chúa Kitô” (Gl 3,27; x.Cv 2,38; 10,48; Rm 6,3) và Người sống trong các tín hữu (Gl 2,20; x.Rm 6,8 8,1; 1Cr 1,30; Ep 1,13; Cl 3,1).
LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.