Chứng nhân

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN - NĂM A
Bài đọc 1: Is 49,3.5-6.10; Bài đọc 2: 1 Cr 1,1-3; Phúc Âm: Ga 1,29-34

Ðoạn Tin Mừng hôm nay là lời giới thiệu và lời chứng của Gioan Tẩy giả về Ðức Giêsu. Nhưng có gì đó vô lý khi ông Gioan làm chứng về một người mà ông hai lần tuyên bố “tôi đã không biết Người” (Ga 1,31.33). Hẳn nhiên, ông không thể nói về một người mà ông không biết, vì vậy, cái “biết” mà Gioan Tẩy giả muốn nói đến ở đây chắc chắn không phải là cái biết chủ quan, hời hợt bên ngoài của ông về Ðức Giêsu, nhưng là một cái biết thâm sâu, biết một cách chân thật về chân tính của Người. Và về điểm này, ông tự nhận rằng với tự sức riêng mình, ông đã “không biết Người”. Chính sự nhận biết đó đã giúp tâm-trí-lòng ông mở ra cho Thần khí Thiên Chúa. Hay nói cách khác, Gioan Tẩy giả nhận ra sự “mù tối” của mình để được thấy bằng ánh sáng của Thiên Chúa, một cái thấy không dừng lại ở con mắt giác quan nhưng bằng ánh sáng đức tin. Chính vì thế, khi thấy Ðức Giêsu tiến về phía mình, ông đã nhận ra và giới thiệu cho mọi người chân tính của Người. Người chính là “Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1, 29b).

Khi mở ra cho Thần Khí, Gioan Tẩy giả đã để cho Thiên Chúa hướng dẫn cuộc đời và sứ vụ của ông : “chính Ðấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi...” (Ga 1,33a). Sứ vụ của ông không dừng lại ở việc làm phép rửa bằng nước để chuẩn bị cho Ðấng sẽ đến, nhưng còn là làm chứng cho chính Ðấng ấy. Lời chứng của ông về Ðức Giêsu không phải là một lời nói suông, vì chính ông đã được Thiên Chúa cho thấy Thần Khí ngự xuống trên Ðức Giêsu : “Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng...” (Ga 1,34). Và điều ông làm chứng về Ðức Giêsu, Người chính là “Ðấng Thiên Chúa tuyển chọn”.

Là Kitô hữu, hẳn chúng ta phải biết Ðức Kitô là ai. Nhưng vấn đề là biết như thế nào. Ðôi khi chính cái “biết” đó không giúp chúng ta làm chứng về Ðức Kitô mà còn là nguyên cớ gây chia rẽ, bởi nó đóng khung Ðức Giêsu vào trong cái biết hạn hẹp mà không mở ra cho hoạt động của Thần Khí, Ðấng đổi mới mọi sự và hoạt động nơi mọi người. Chỉ khi chúng ta dám nhận rằng “tôi đã không biết Người” như Gioan Tẩy giả, và sẵn sàng để cho Thiên Chúa hướng dẫn mình qua Lời của Ngài, lúc đó ta mới có thể giới thiệu về Ðức Giêsu và làm chứng cho Ngài. Vì chỉ Thần Khí Thiên Chúa mới cho con người có một cái biết đích thực về Ðức Giêsu, về con người và thần tính của Ngài, một cái biết luôn luôn mới, cái biết đưa chúng ta ra khỏi những hiểu biết đầy giới hạn của mình để hướng về Thiên Chúa và mở ra với tha nhân.

Trong tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, chúng ta hợp ý với Giáo hội để cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu trên thế giới, nhưng có lẽ cũng cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa chúng ta là các Kitô hữu trong cùng một gia đình, một đoàn thể, một khu xóm hay một giáo xứ. Hãy xin Chúa cho mình có một sự hiểu biết chân thật trong đức tin, một cái “thấy” từ con tim để rồi mỗi người dám bỏ xuống những khung hiểu biết cũ kỹ, hạn hẹp của mình để đón nhận cái mới từ Thiên Chúa và tha nhân. Chỉ khi dám ra khỏi chính mình để đến với Thiên Chúa và anh em, chúng ta mới trở nên những chứng nhân đích thực cho Thiên Chúa, Ðấng vẫn muốn quy tụ ta thành một đàn chiên duy nhất trong tình yêu của Ngài.

Nữ tu M.Paul Kiều thu, Dòng Chị Em Con Ðức Mẹ Mân Côi - Chí Hòa


Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể...
Hôm nay
Hôm nay
Hôm nay có nghĩa là giây phút hiện tại mà con người được Thiên Chúa mời gọi sống theo đúng ơn gọi của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vạn vật.
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?