“Ðây là mình ta, sẽ bị nộp vì các con”

CHÚA NHẬT LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ - NĂM A

Bài đọc 1: Đnl 8,2-3.14b-16a ; Bài đọc 2: 1Cr 10,16-17; Tin Mừng: Ga 6,51-5

Loan truyền việc Chúa chịu chết

Ðã có rất nhiều phép lạ về Bí tích Thánh Thể xảy ra. Những phép lạ này, chắc chắn Chúa muốn củng cố lòng tin về Bí tích Thánh Thể. Trong thánh lễ, sau khi linh mục đọc lời truyền phép: “Này là Mình Ta. Này là Máu Ta...” thì bánh và rượu đã thực sự trở nên Mình và Máu Chúa Giêsu. Nếu như về phần xác, cần phải ăn mới sống được, thì về phần thiêng liêng, cũng cần phải rước lấy Mình Thánh Chúa để làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn. Không những thế, phép Thánh Thể còn ban sự sống đời đời vì Chúa Giêsu đã phán: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51). Vì thế Bí tích Thánh Thể còn được coi như là trung tâm của đời sống người Kitô hữu. Vì qua bí tích này, nhắc nhớ đến mầu nhiệm cứu chuộc của Chúa Giêsu. Ngài đã chịu nhiều đau khổ và chịu chết để đền thay tội lỗi, vì yêu thương loài người. Ðể trở thành tấm bánh nuôi dưỡng, Chúa Giêsu đã phải trả một giá rất đắt, đó là chính mạng sống của Ngài. Chúa Giêsu sẽ không thể trở thành bánh nuôi sống, nếu như Ngài không chấp nhận cái chết đớn đau trên thánh giá, bởi vì Ngài có chết đi thì mới mang lại sự sống trường sinh. Vì thế mỗi lần rước Mình Thánh Chúa vào lòng là loan truyền việc Chúa chịu chết như lời Thánh Phaolô nói: “Mỗi lần ăn bánh và uống chén này là anh em loan truyền việc Chúa chịu chết’’(1 Cor 11,26).

Chúa Giêsu Hiện Diện Bao Lâu Trong Bí Tích Thánh Thể Sau Khi Chúng ...

Thánh thể là dấu chỉ của sự hiệp thông huynh đệ

Khi rước Mình Thánh Chúa, chúng ta còn được thông hiệp sự sống của Chúa, bởi vì tấm bánh rước vào lòng, đã thực sự là chính Máu Thịt Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa. Ngài đã chết đi để trao ban sự sống Thần linh của Ngài, để thêm sức mạnh và nâng đỡ trong cuộc lữ hành trần thế. Mỗi khi rước Mình Thánh Chúa vào lòng cũng được hợp nhất với những Kitô hữu khác. Bởi vì chỉ có một tấm bánh và tất cả cùng chia sẻ một tấm bánh ấy, nên tuy nhiều người, cũng chỉ là một thân thể. Chính Thánh Phaolô đã nói với các tín hữu Côrintô như vậy (1 Cor 10,17). Cũng như trong một gia đình, bữa ăn là dịp để mọi người có thể gặp gỡ và trao đổi, là dịp biểu lộ niềm vui và tình đoàn kết với nhau. Vì thế mỗi khi lên rước lễ, cần ý thức rằng Thánh Thể là dấu chỉ của sự hiệp thông huynh đệ. Cũng như trong một bàn tiệc, mà mỗi người chỉ biết có mình và không quan tâm nói chuyện với ai, thì bữa tiệc đó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Khi giơ tay ra đón nhận Mình Thánh Chúa, cũng chính là lúc phải mở rộng bàn tay để đón nhận người khác, vì họ cũng là anh em, là chi thể của Chúa Giêsu. Khi mở rộng tâm hồn để đón tiếp Chúa Giêsu vào lòng, thì cũng phải mở rộng con tim để đón nhận những anh em của mình, vì họ cũng là con cái Chúa. Chúng ta lên rước Chúa là đón nhận cả con người Chúa vào lòng, để Chúa ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Chúa. Và khi đó chính Chúa sẽ biến đổi tâm hồn, chính Chúa sẽ tha thứ tội lỗi và ban sự bình an. Chính sự sống thần linh của Chúa sẽ thánh hóa, để trở thành những con người mạnh mẽ có khả năng chống lại những cơn cám dỗ.

Sẽ tìm được sự bình an và nghị lực

Cuộc sống của con người hôm nay có quá nhiều nỗi lo âu và bận rộn, vì thế tâm hồn cũng ít khi có được sự bình an thanh thản. Vậy hãy năng chạy đến với Bí tích Thánh Thể, vì qua Bí tích này, sẽ tìm được sự bình an và nghị lực để vượt qua những khó khăn thử thách. Các thánh nhân ngày xưa đã vượt qua được mọi gian lao thử thách, thắng vượt được những yếu hèn của bản thân cũng là nhờ các ngài năng chạy đến với Bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu cũng luôn mời gọi mọi người chạy đến với Ngài như Ngài đã từng nói: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt con người và uống máu con người, thì các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi’’. Trước lời mời gọi của Chúa, chúng ta hãy năng lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, để tình yêu và sự sống của Ngài được lớn mạnh trong tâm hồn. Nhưng, để có thể rước lễ nên, thì đòi phải sạch tội trọng, phải có ý ngay lành và có lòng khao khát mến yêu Ngài.

Lạy Chúa, Chúa đã lập Bí tích Thánh Thể vì yêu thương loài người và để được ở lại với loài người chúng con. Xin cho chúng con luôn biết khát khao được Chúa ngự vào trong tâm hồn, Và xin Chúa hãy biến đổi tâm hồn chúng con, để chúng con luôn biết kết hiệp mật thiết với Chúa trong từng ngày qua Bí tích Thánh Thể.

Lm. Micae PHẠM TẤT THẮNG, GP. Long Xuyên

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể...
Hôm nay
Hôm nay
Hôm nay có nghĩa là giây phút hiện tại mà con người được Thiên Chúa mời gọi sống theo đúng ơn gọi của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vạn vật.
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).