Dọn đường chào đón Vua Hòa Bình

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG - NĂM A

Bài đọc 1: Is 11,1-10; Bài đọc 2: Rm 15,4-9; Tin Mừng: Mt 3,1-12.

Hòa bình là niềm khát khao của cả nhân loại, mọi nơi, mọi thời. Hòa bình cũng là lời hứa của Chúa cho muôn dân, từ thời xa xưa của lịch sử. Tuy vậy, xem ra hòa bình còn xa vời so với những ước vọng của con người. Trên thế gian này, không bao giờ ngưng tiếng súng, chẳng chỗ nào hết xung đột. Người Kitô hữu tin rằng, Đức Giêsu là hoàng tử của hòa bình. Người đến để thiết lập hòa bình giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Vì thế, nếu con người chưa được hưởng hòa bình, là vì họ chưa thực sự đón nhận vị hoàng tử của hòa bình và giáo huấn của Người.

Chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, Phụng vụ Lời Chúa hướng lòng chúng ta về Đấng đã được tiên báo trong Cựu Ước: Người là nhánh nhỏ vươn lên từ gốc Giêsê (Giêsê là cha của vua Đavít). Người được trang bị sức mạnh thần thiêng, có đủ mọi nhân đức và quyền năng để thiết lập hòa bình trong thiên nhiên vũ trụ cũng như nơi cuộc sống con người. Đó là Đức Giêsu. Người đến trần gian để thiết lập hòa bình. Những hình ảnh tuyệt vời được ngôn sứ Isaia diễn tả: sói nằm chung với chiên con, bò ở chung với gấu, sư tử hiền lành giống như bò… Tất cả những hình ảnh này đều nhằm diễn tả một trật tự hài hòa của thiên nhiên vũ trụ. Mọi thú dữ đều trở nên hiền hòa, không còn giết hại và cắn xé nhau, nhưng chung sống trong hòa bình. Những ảnh này cũng diễn tả tương lai thế giới loài người: các dân tộc không còn gây chiến với nhau nữa, nhưng sẽ trở nên những thành viên trong một gia đình thân thương.

Chúa Giêsu khẳng định: hòa bình vừa là ơn ban từ trời, vừa là kết quả của những cố gắng nỗ lực của con người. Người đã chúc phúc cho những ai gây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa (Mt 5,9). Khi chuyên tâm gây dựng hòa bình là chúng ta cộng tác với Đức Giêsu, vị Vua Hòa Bình, để tái lập trật tự đã mất do tội lỗi và sự hận thù của con người gây nên.

Làm thế nào để được đón vị vua hòa bình? Thánh Gioan Tẩy giả trả lời: Hãy sám hối và canh tân cuộc đời. Mỗi năm, khi Mùa Vọng về, lại xuất hiện hình ảnh và lời giảng của thánh Gioan Tẩy giả. Dân chúng kéo đến nghe lời rao giảng của Gioan, họ bày tỏ lòng sám hối và lãnh nhận phép rửa. Những người đến với ông thuộc đủ giai cấp xã hội. Tất cả cùng chung một tâm tình, đó là nhìn nhận tội lỗi của mình, ăn năn hối cải để mong được đón Đấng Thiên sai. Ông Gioan tiên báo, khi Đấng Thiên sai đến, Người sẽ thanh tẩy mọingười bằng Thánh Thần và bằng lửa. Người cũng sẽ xây dựng một vương quốc của tình yêu thương và an bình.

Đấng Thiên sai ông Gioan loan báo là Đức Giêsu. Người là Thiên Chúa quyền đang hiện diện giữa chúng ta. Người là mối dây liên kết muôn người nên một để cùng nhau xây dựng một thế giới huynh đệ hòa bình. Những ai muốn đón Người ngự đến trong tâm hồn, cần phải sám hối tội lỗi và canh tân đời sống. Sở dĩ cần phải sám hối, vì bản thân còn nhiều bất xứng. Đó là những lời nói không đúng sự thật hoặc làm tổn thương, xúc phạm nhân phẩm người khác. Đó cũng là những ý tưởng xấu, ghen tỵ, những vu khống làm cho người khác thiệt thòi. Đó còn là những việc làm bất chính, đi ngược lại với giáo huấn của Chúa. Sám hối là nhìn nhận những sai lầm của mình, và hứa với Chúa sẽ cố gắng sửa chữa những sai lầm đó, đồng thời sống tốt hơn trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Những tín hữu đạo đức thường có thói quen lĩnh nhận bí tích hòa giải trong Mùa Vọng, để tâm hồn họ thanh thản, an vui, sẵn sàng đón Chúa đến. Đây là một thực hành đạo đức tốt lành cần được động viên khích lệ.

Nhờ thành tâm sám hối và thiện chí canh tân, chúng ta sẽ được đón Chúa Giêsu, vua hòa bình, ngự đến trong tâm hồn. Một khi tâm hồn bình an, mỗi người có thể cộng tác phần mình kiến tạo một môi trường an bình nơi gia đình, làng xóm và cộng đoàn đức tin. “Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa”. Đó là lời cầu nguyện của Thánh Phanxicô. Đó cũng phải là lời cầu nguyện của mọi tín hữu, khi chuẩn bị dọn mình mừng lễ Giáng Sinh.

Lễ Giáng Sinh không phải là một ngày hội văn hóa hay một dịp kỷ niệm đơn thuần. Chúa Giêsu không phải là một vĩ nhân như bao vĩ nhân khác, nhưng Người là Thiên Chúa làm người, là Đấng Emmanuel. Người là Đấng Cứu độ muôn dân. Ai đón nhận Người, Người sẽ ban cho họ niềm vui và sự an bình. Chúng ta hãy nghe lời Thánh Gioan mời gọi: “Hãy dọn đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”, nhờ đó, lễ Giáng Sinh sẽ mang lại những hiệu quả cụ thể trong đời sống.

Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên - TGP. Hà Nội

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.