Hãy có cái nhìn bao dung

CHÚA NHẬT III MỦA CHAY - NĂM C

Bài đọc 1: Xh 3,1-8a.13-15; Bài đọc 2: 1Cr 10,1-6.10-12; Phúc Âm: Lc 13,1-9

Cócâu thơ viết rằng:

“Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm

Ðất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng” (Nguyễn Quang Vũ)

Con người là vậy, thường hay nhìn thấy khuyết điểm của người khác và hay chê trách tha nhân. Có những người còn vui sướng khi thấy người khác gặp khổ đau. Họ không thông cảm, không đỡ nâng mà còn chì chiết những lời làm đau lòng nhau như những câu mà ta vẫn thường nghe: cho đáng đời, chắc nó ăn ở thế nào mới bị Trời phạt...! Họ là những người luôn nhìn đời bằng cái nhìn méo mó, thiếu yêu thương. Tâm của họ đã không còn tròn nghĩa tình người nên mới nhìn đời, nhìn người một màu đen.

“Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”

Hãy học lấy bài học bao dung của đất mẹ. Ðất luôn bao dung ôm ấp vạn vật. Ðất gìn giữ bảo vệ, nuôi nấng mọi hạt giống chồi non.

“Ðất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”

Ðồng thời, khi có cái nhìn bao dung là chúng ta cũng đang bao dung với chính mình. Vì “nhân vô thập toàn”, nên ai cũng từng là tội nhân. Có biết bao đam mê tật xấu đã làm mất đi hình ảnh đẹp nơi con người. Có biết bao lời nói như những mũi tên đâm thấu trái tim anh em bạn bè. Có biết bao lời nói, việc làm chúng ta đã gieo vãi những đau khổ vào cho gia đình và xã hội. Có rất nhiều lần chúng ta cũng từng nuối tiếc để dặn với lòng mình rằng: Nếu có thể làm lại, sẽ không làm như thế!

Người Việt Nam có câu: “Ai nên khôn mà không dại một lần”. Lầm lỗi, yếu đuối, thiếu sót là lẽ thường tình của thân phận con người. Ðiều quan yếu không phải chỉ nhìn nhận tội mình rồi than khóc tội mà là canh tân, khắc phục hậu quả việc mình đã gây ra. Nhất là biết đứng dậy sau những lần vấp ngã. Cuộc đời có vấp ngã, có lầm lỗi mới có kinh nghiệm để chiến thắng, để vượt qua những cám dỗ trong cuộcđời.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy sám hối khi thời gian còn thuận tiện. Ðừng thử thách Thiên Chúa, nhưng hãy thật lòng ăn năn trở về cùng Ngài. Sự trở về không chỉ là hành vi đấm ngực ăn năn về tội đã phạm, mà còn phải sống theo lời mời gọi của Chúa: “Hãy sinh hoa kết trái xứng với lòng ăn năn thống hối”. Hoa tráilà sự thánh thiện. Hoa trái là việc lành phúc đức. Hoa trái là đời sống công bằng bác ái. Hoa trái là đời sống yêu thương và phục vụ mọi người. Xem ra đường trở về là không khó. Cái khó là ở việc sinh hoa kết trái. Làm sao chúng ta có thể sống thanh sạch, đang khi cònở giữa thế gian mà sự dâm ô, tục tĩu, lăng loàn đang có mặt mọi nơi và mọi chốn? Làm sao làm việc lành phúc đức, đang khi phải cố gắng bươn chải với kế sinh nhai, với kiếm tìmmiếng cơm manh áo từng ngày? Làm sao giữ được công bằng bác ái, đang khi sống giữa thế gian đầy gian trá?

Hãy nhận ra thân phận yếu đuối của mình mà biết cậy trông vào Chúa. Con người yếu đuối nhưng nhờ sức mạnh của Chúa chúng ta sẽ vượt qua. Chúa Giêsu đã từng chiến thắng cám dỗ nhờ niềm tin vào Thiên Chúa Cha. Ngài luôn cầu nguyện cùng Chúa Cha để thêm sức mạnh. Ngài cũng luôn chọn Chúa Cha làm lương thực cho Ngài hơn là những vật chất mau qua.

Nhiều người đã thất bại trước cám dỗ vì họ thiếu cầu nguyện và tin tưởng nơi Thiên Chúa. Họ phạm tội và sống trong tội bởi họ chọn danh lợi lạc thú trần gian hơn là Thiên Chúa. Họ đâu nghĩ rằng, cuộc đời này sẽ qua đi thiên đàng mới là vĩnh cửu. Có lẽ Lời Chúa hôm nay nhắn gởi riêng cho những ai đang ở trong tội lỗi, hãy thực lòng ăn năn sám hối kẻo phải chịu đau khổ đời này và cả đời sau.

Xin cho mỗi người luôn biết tin vào lòng nhân từ thương xót của Chúa để sám hối và quay trở về với Chúa. Xin cho chúng ta cũng biết sinh hoa trái của lòng sám hối là những hy sinh, những việc lành làm cho tha nhân.

LM Giuse Tạ Duy Tuyền, Giáo xứ Tân Bắc, GP Xuân Lộc

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể...
Hôm nay
Hôm nay
Hôm nay có nghĩa là giây phút hiện tại mà con người được Thiên Chúa mời gọi sống theo đúng ơn gọi của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vạn vật.
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).