Hết rượu

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN - NĂM C

Bài đọc 1: Is 62,1-5; Bài đọc 2: 1Cr 12,4-11; Phúc âm: Ga 2,1-11

Hết rượu thì tiệc tàn thôi, vì còn gì nữa đâu để mà “dzô”. Tội nghiệp, trong suốt ba năm đi rao giảng, Chúa chỉ đi dự có một tiệc cưới. Vậy mà tiệc cưới ấy lại hết rượu.

Đám cưới ấy được tổ chức ở làng Cana, thật là một đám cưới hạnh phúc to lớn, vì trong đám cưới ấy có cả Giáo hội tham dự. Vì Giáo hội bao giờ cũng gồm Chúa, các tông đồ và Đức Mẹ.

Hôm nay, cả Giáo hội Công giáo khởi đầu đã có mặt để tham dự tiệc cưới này. Sự kiện lạ lùng ấy còn được tăng ý nghĩa thêm vì đây cũng là thời gian khởi đầu của việc Chúa Giêsu bắt đầu giai đoạn đi rao giảng Tin Mừng.

Chúa và Giáo hội luôn đề cao bí tích hôn phối

Đám cưới luôn là một khúc quẹo quan trọng của đời một con người. Bí tích Hôn Phối là bước khởi đầu để xây dựng nên một gia đình mới. Gia đình là nền tảng của xã hội và Giáo hội. Là nền tảng cho nên nếu gia đình đổ vỡ thì xã hội và Giáo hội cũng sẽ đổ vỡ.

Chúa Giêsu đến trần đời là để cứu vớt, vì thế trong Chúa nhật khởi đầu của sứ mạng rao giảng, Chúa đã đi dự một tiệc cưới. Lời cảnh báo đầu tiên là phải quan tâm nhiều hơn đến việc tổ chức đám cưới, phải giúp các đôi bạn trẻ chuẩn bị nhiều hơn, giúp các đôi bạn trẻ ý thức sâu sắc về nhiệm vụ mới mà họ sắp bước vào. Bước vào hôn nhân, không phải chỉ là bước theo tiếng gọi của nhan sắc, hay nhục dục, mà là bước vào một vùng trời của trách nhiệm, của một ơn gọi cao cả: ơn gọi để làm một người cha, một người mẹ; ơn gọi để cộng tác với Chúa, trong việc di truyền nòi giống.

Trong tất cả mọi sinh vật Chúa dựng nên, để cho phong phú, Chúa đã dựng nên giống đực và giống cái, nam và nữ. Hai giống này hấp dẫn và lôi cuốn nhau. Lôi cuốn nhau cho nên tìm đến nhau. Nhưng vượt lên trên các động vật khác, chỉ con người mới ý thức sâu sắc việc hôn nhân của mình là một hành động cao cả, với một trách nhiệm và bổn phận nặng nề được Thiên Chúa trao phó. Vì thế, phải đến với Thiên Chúa, để được Ngài chúc lành và thánh hóa cho hôn ước của hai người, của hai nhân phẩm cao quý.

Tình yêu cũng hết rượu

Bằng một con tim nhạy bén và một đôi mắt tinh tế, Đức Mẹ đã nhận ra được cái nguy hiểm của nhà cưới này: Họ sắp hết rượu. Khởi đi từ đây, ta có thể nghĩ xa hơn: Trong tình yêu hôn nhân gia đình, với thời gian, nếu không để ý, cái sự nồng say của tình yêu cũng sẽ cạn dần. Thực ra với rất nhiều người, cứ ngỡ tưởng bước vào hôn nhân là người ta sẽ có được ngay một mảng trời hạnh phúc. Mà thực tế không phải vậy. Không bao giờ có được một mảng to hạnh phúc đâu! Người ta chỉ có những “mảng” hạnh phúc thôi: một nụ cười thông cảm, một lời khen, một sự im lặng bỏ qua, một ly nước, một chiếc khăn lạnh trao cho khi vừa đi xa về, câu hỏi thăm “em/anh mệt không?”, “Tô canh này ngon đấy...”. Ta nhặt những mảnh hạnh phúc ấy, để đắp thành một mảng to hạnh phúc.

Sự nồng say của tình yêu không phải lúc nào cũng đầy tràn. Phải bắt chước như Đức Mẹ, luôn biết quan tâm và bằng đôi mắt tinh tế để nhận ra những khoảng trống thiếu sót trong gia đình, để rồi cậy nhờ đến Chúa, hoặc nếu ngại ngùng đến với Chúa vì sợ thì hãy nhờ Đức Mẹ chuyển cầu giúp cho.

Rất nhẹ nhàng, Mẹ nói nhỏ với Chúa “họ hết rượu rồi”. Đức Giêsu chừng như vô tình, chẳng nói gì. Thế nhưng chỉ một lát, sáu chum nước lã trước cửa đã trở nên sáu chum rượu ngon thơm phức.

LM Ðaminh ÐỖ VĂN THIÊM, giáo xứ Tân Bùi, GP Long Xuyên

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể...
Hôm nay
Hôm nay
Hôm nay có nghĩa là giây phút hiện tại mà con người được Thiên Chúa mời gọi sống theo đúng ơn gọi của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vạn vật.
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).