Hiến mình vì yêu thương

Chúa nhật XXIX thường niên - Năm B

Bài đọc 1: Is 53,10-11; Bài đọc 2: Dt 4,14-16; Tin Mừng: Mc 10,35-45.

Một tác giả đã viết: hạnh phúc lớn nhất mà ta đạt được, đó là khi làm cho người khác được hạnh phúc. Quả vậy, khi quảng đại dấn thân để đem lại niềm vui cho một người nào, thì chính chúng ta đạt được niềm hạnh phúc lớn lao cho chính mình. Chúa Giêsu đã dạy:“Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu hiến mạng sống vì người mình yêu”(Ga 15,13). Chúa Giêsu không chỉ đưa lý thuyết suông. Người đã làm gương khi vui lòng chấp nhận cái chết trên thập giá vì yêu thương con người. Thập giá là bằng chứng hùng hồn nhất về tình thương của Thiên Chúa, vì trên thập giá, Chúa Giêsu đã hiến mạng sống vì nhân loại mà Người yêu thương hết mình.

Chúa Giêsu đóng đinh là trung tâm đời sống của Giáo hội. Luật Phụng vụ quy định, khi dâng thánh lễ luôn phải có thánh giá và tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh, đặt ở vị trí mọi người dễ thấy, bên cạnh bàn thờ. Sự hy sinh hiến mình của Chúa Giêsu là nguồn gợi hứng và là linh hồn cho mọi hoạt động của đời sống Kitô hữu. Thánh Phaolô đã khẳng định: niềm vinh dự của ngài chính là Ðức Giêsu chịu đóng đinh. Chính nơi thập giá, thánh nhân đã kín múc sức mạnh, sự can đảm và niềm vui, mặc dù phải đối diện với bao gian nan thử thách trong sứ mạng tông đồ.

Nghi Thức Rửa Chân Trong Thánh Lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh

Lời Chúa hôm nay diễn tả Ðức Giêsu dưới khía cạnh của một người Tôi Tớ Chúa chịu khổ nạn vì yêu thương con người. Tác giả sách ngôn sứ Isaia ghi lại bốn bài ca về người Tôi Tớ. Mỗi bài ca đều diễn tả một khía cạnh nổi bật của người Tôi Tớ này. Ðoạn sách được đọc trong Phụng vụ hôm nay là một phần trong Bài Ca thứ bốn về người Tôi Tớ của Ðức Giavê. Tác giả đã ngỡ ngàng và thương cảm trước hình ảnh của một con người bị hành hạ dã man, đến mức không còn hình dạng con người. Người là nạn nhân của bạo lực và ghen ghét. Tuy vậy, đối diện với bạo lực, vu khống, người Tôi Tớ vẫn kiên nhẫn, trung thành và phó thác nơi Ðức Giavê. Nếu người Tôi Tớ vui lòng chấp nhận những khổ đau, là để cho con người được hạnh phúc trường tồn. Một hậu duệ thiêng liêng sẽ được phát sinh từ thương tích của Ngài.

Truyền thống Kitô giáo đã nhận ra nơi người Tôi Tớ đau khổ của Chúa mà Isaia loan báo là hình ảnh Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn. Con Thiên Chúa đã mang trên mình mọi tội lỗi của muôn dân. Người chịu đóng đinh trên thập giá như một tội nhân, mặc dù người Do Thái không tìm được lý do gì để kết án. Cái chết của Chúa vừa là nạn nhân của bạo lực ghen ghét, vừa là sự tình nguyện hy sinh. Vì vậy, chúng ta đọc trong “lời truyền phép” của Thánh lễ: “Khi tự nguyện nộp mình chịu khổ hình”. Người vừa bị nộp, nhưng cũng vừa tự nguyện. Trước đó Chúa đã nói: “Ta có quyền trao ban mạng sống và có quyền lấy lại. Ðó là mệnh lệnh Ta đã nhận tự nơi Cha” (Ga 10,18). Cái chết của Chúa Giêsu là sự tự hiến, diễn tả tình yêu thương đến cùng. Chúa Giêsu khẳng định, Người đến thế gian không để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống vì yêu thương con người. Chúa Giêsu là Mục tử, lãnh đạo bằng tình yêu thương phục vụ, khác với những nhà lãnh đạo trần thế, chỉ tìm danh lợi bổng lộc cho riêng mình.

Suốt bề dày lịch sử, có nhiều cái nhìn lệch lạc về sứ mạng của Chúa Giêsu. Ðiều đó không có gì lạ, bởi lẽ ngay những môn đệ của Chúa cũng hiểu lầm như vậy. Giacôbê và Gioan là hai anh em đã có một thời gian theo Chúa làm môn đệ Người, vậy mà các ông vẫn mang quan niệm trần tục về sứ mạng thiên sai của Ðức Giêsu. Không riêng gì hai anh em này, mà cả mười môn đệ còn lại cũng có tâm trạng như thế. Các ông bực tức và xầm xì với nhau trước việc Giacôbê và Gioan xin ngồi bên tả và bên hữu Chúa. Các ông tỏ ra là những người đầy tham vọng và ghen tương ngay cả với những người anh em mình.

Chúng ta đừng vội trách móc hoặc phê phán các môn đệ. Bởi lẽ đôi khi chính chúng ta cũng có lối sống Ðức tin theo kiểu trần thế, ưa thích những gì hào nhoáng bên ngoài. Qua cách sống và quan niệm lệch lạc của một số tín hữu hôm nay, hình ảnh của Chúa Giêsu và của Giáo hội bị biến dạng và mang tính thế tục. Thật vậy, khi người tin Chúa nói một đàng lại làm một nẻo, họ sẽ gây nhiều ngộ nhận về đời sống Ðức tin. Nhiều anh chị em lương dân có thành kiến với người có Ðạo, bởi một số người có Ðạo không sống những điều họ tuyên xưng.

Hôm nay là ngày cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo hội. Hơn hai ngàn năm qua, lời của Ðấng Phục Sinh vẫn mang tính thời sự và thúc bách chúng ta: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…”. Trong thực tế, ít người tín hữu ý thức được lệnh truyền này. Phải chăng vì thế mà những người tin Chúa Giêsu vẫn là thiểu số trong một xã hội mênh mông? Truyền giáo thực ra không phải là những hành động cầu kỳ, nổi bật để tạo tiếng vang. Truyền giáo cũng không phải những chiến lược nhằm lôi kéo dụ dỗ mua chuộc người khác bằng tiền bạc vật chất. Truyền giáo đơn giản chỉ là lối sống tốt lành đượm chất Tin Mừng và tỏa ngát hương thơm, rất tự nhiên như đóa hoa đồng nội, đơn sơ, chân thành và tự nhiên thanh thoát. Hãy xem Chúa Giêsu trong Tin Mừng, Người là nhà truyền giáo số một (thánh Giáo Hoàng Phaolô VI). Người đến với mọi người, lắng nghe họ giãi bày tâm tư, chữa lành an ủi những người ốm đau thể xác tinh thần và nói với họ về tình thương Thiên Chúa. Người dạy dỗ giáo huấn mọi người, qua những câu ca dao, những câu ngạn ngữ và những hình ảnh rất bình dị của đời thường. Người cảm thương những nỗi yếu hèn của chúng ta (Bài đọc II). Chỉ đơn giản là thế, mà nơi Người tỏa lan sự thánh thiện và sức hấp dẫn lạ kỳ. Ước chi mỗi tín hữu đều nhiệt thành tham gia sứ mạng loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống thường ngày, không phải bằng những gì lớn lao nổi trội, nhưng bằng cuộc sống thánh thiện hài hòa. “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em thương yêu nhau”(Ga 13,35). Giới răn yêu thương là cốt lõi của Ðạo Chúa và cũng là con đường giúp chúng ta đạt được Nước Trời.

Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên - TGP Hà Nội

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Làm cớ sa ngã
Làm cớ sa ngã
Chúng ta sống trong một thế giới có nhiều gương xấu. Gương xấu lan nhanh nhờ các phương tiện truyền thông, tạo nên một bầu khí ô nhiễm thấm vào buồng phổi.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXV TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXV TN - năm B
Trong Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu ba lần loan báo cuộc khổ nạn và phục sinh cho các môn đệ ở ba nơi khác nhau (8,31 ở Xêdarê Philípphê; 9,31 khi băng qua Galilê; 10,33-34 khi lên Giêrusalem lần cuối).