HỌC HỎI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ - NĂM C

Lc 9,11b-17

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ, phụ trách

1. Hãy cho biết trong Tin Mừng Luca, phép lạ bánh hóa nhiều xảy ra ở đâu, lúc nào? Trong hoàn cảnh nào? Đọc Lc 9,1-12.

2. Đọc Lc 9,12. Bạn thấy Nhóm Mười Hai có quan tâm đến đám đông dân chúng không?

3. Đọc Lc 9,13. Đức Giêsu có chấp nhận để dân chúng đi mua đồ ăn không? Ngài muốn các môn đệ làm gì? Sau đó các môn đệ đã phản ứng như thế nào?

4. Đọc Lc 9,16. Đức Giêsu làm gì trước khi đãi dân chúng bữa ăn? Các cử chỉ của Đức Giêsu ở phép lạ bánh hóa nhiều có giống với cử chỉ của Ngài ở Bữa Tiệc Ly (Lc 22,19) không? Đọc thêm Cv 2,42; 1 Cr 11,23-24.

5. Các môn đệ đã cộng tác gì trong phép lạ bánh hóa nhiều?

6. Khi Hội Thánh cho đọc bài Tin Mừng về phép lạ bánh hóa nhiều vào lễ Mình Máu Thánh Chúa, Hội Thánh có ý gì?

7. Hãy kể thêm một vài bữa ăn trong Thánh Kinh, qua đó Chúa nuôi thân xác con người. Đọc Xh 16; 1 V 17,8-16; 2 V 4,42-44; Ga 2,1-11; Lc 5,4-7; Ga 21,1-11.

8. Các bữa ăn trên đây hướng đến Bữa Tiệc nào vào ngày tận thế? Đọc Lc 22,29-30.


GỢI Ý SUY NIỆM

Khi ngắm nhìn đám đông 5.000 người được Chúa đãi ăn no nê, bạn nghĩ gì về những người đang đói trên khắp thế giới? Mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa, bạn muốn đóng góp chút gì cho người đói không?

PHẦN TRẢ LỜI

1. Giống Tin Mừng Gioan (Ga 6,1-13), Tin Mừng Luca chỉ kể lại một lần Chúa Giêsu làm phép lạ bánh hóa nhiều (Lc 9,10-17). Trong khi đó Tin Mừng Mátthêu và Máccô thuật lại hai lần (Mt 14,13-21; 15,32-39; Mc 6,30-34; 8,1-10). Như thế có thể nói phép lạ bánh hóa nhiều là phép lạ được các thánh sử đặc biệt quan tâm vì tầm quan trọng của nó. Đây cũng là phép lạ Chúa làm trước mắt một đám đông mấy ngàn người, và chính họ là những người được hưởng ơn của phép lạ. Bởi đó không thể coi phép lạ này do Giáo Hội bịa ra.

Trong Tin Mừng Luca, phép lạ bánh hóa nhiều diễn ra ở Bếtxaiđa, một làng đánh cá gần chỗ sông Giođan đổ vào hồ Galilê, và nằm ở bên kia hồ. Đức Giêsu sai Nhóm Mười Hai đi rao giảng và chữa lành người yếu đau (Lc 9,1-2). Khi các ông trở về, Ngài đem các ông đi với mình, rút lui về Bếtxaiđa, có lẽ để họ được nghỉ ngơi đôi chút (x. Mc 6,31). Tuy nhiên, đám đông dân chúng biết được, nên đã đi theo Đức Giêsu để được nghe giảng và chữa lành. Khi chiều về, Ngài đã làm phép lạ bánh hóa nhiều cho đám đông (Lc 9,12).

2. Theo Lc 9,12, chính Nhóm Mười Hai đã chủ động đến gặp Thầy Giêsu. Họ có mối quan tâm về đám đông dân chúng. Dân chúng đã được nghe Đức Giêsu loan báo về Nước Thiên Chúa và được Ngài chữa lành (Lc 9,11). Bây giờ trời đã về chiều, họ cần có thức ăn và chỗ trọ qua đêm, mà đây lại là nơi hoang vắng. Nhóm Mười Hai gặp Thầy Giêsu và đưa ra cách giải quyết: “Xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc và thôn xóm quanh đây mà tìm thấy chỗ ăn, chỗ ở” (Lc 9,12). Qua lời thỉnh cầu của Nhóm Mười Hai, ta thấy các ông để ý đến nhu cầu thân xác của đám đông: thức ăn và chỗ ở qua đêm. Các ông thấy hoàn cảnh ở đây không đủ để thỏa mãn các nhu cầu đó cho số đông người. Cách giải quyết là để họ tự đi tìm ở những nơi chung quanh. Chắc chắn phải có tiền mới mua được thức ăn.

3. Thầy Giêsu không chấp nhận giải pháp do Nhóm Mười Hai đưa ra. Ngài nói một câu hết sức bất ngờ: “Chính anh em hãy cho họ ăn !” (Lc 9,13). Các ông sững sờ vì không thể hiểu làm sao họ có thể dọn bữa ăn chiều cho một đám đông lớn như vậy. Nhưng mệnh lệnh của Thầy Giêsu rất rõ ràng. Chính họ phải lo cho đám đông được ăn, chứ không để họ tự mình đi kiếm ăn. Phản ứng của Nhóm Mười Hai cho thấy họ không làm được mệnh lệnh của Thầy, vì họ chỉ có năm ổ bánh và hai con cá. Nếu muốn cho cả đám đông này ăn, chỉ có cách là đi mua thức ăn thôi (Lc 9,13). Nhưng họ đâu có đủ tiền để làm chuyện lớn lao đó! Tóm lại, Nhóm Mười Hai nhìn nhận mình không làm được điều Thầy truyền.

4. Năm ổ bánh và hai con cá là những gì Nhóm Mười Hai có trong tay. Bây giờ những thức ăn đó đã được trao vào tay Thầy Giêsu. Thầy làm 4 cử chỉ quen thuộc: cầm lấy bánh, chúc tụng, bẻ bánh, và trao cho các môn đệ (Lc 9,16). Thầy sẽ làm bốn cử chỉ này trên tấm bánh không men của Bữa Tiệc Ly (cầm bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao đi, Lc 22,19). Như thế phép lạ bánh hóa nhiều là một dấu chỉ cho Bí tích Thánh Thể mà Thầy sẽ lập trước khi lìa đời. Trong Hội Thánh sơ khai, có nghi thức “bẻ bánh” (Cv 2,42). Trong Hội Thánh ở Côrintô, có nghi thức cử hành “Bữa Tối của Chúa” (1 Cr 11,20), nhắc lại những việc Chúa Giêsu đã làm trong Bữa Tiệc Ly (1 Cr 11,23-24).

5. Nhóm Mười Hai đã đóng góp tích cực cho phép lạ bánh hóa nhiều. Họ đã bày tỏ sự quan tâm đến đám đông, đã đưa bánh và cá họ có cho Thầy Giêsu, đã sắp đặt cho 5000 người ngồi theo nhóm 50 người một, đã phân phát bánh cho đám đông, và cuối cùng Nhóm Mười Hai đã đi thu lại 12 giỏ những miếng còn thừa. Thầy bảo họ “hãy cho đám đông ăn” và họ đã thực hiện, dù trước đó họ không tin mình làm được. Chưa có phép lạ nào của Thầy mà họ đóng góp nhiều như vậy! Đúng họ là những quản lý trung tín phân phát lương thực đúng giờ (Lc 12,42). Họ là những người hầu bàn phục vụ như Thầy Giêsu (Lc 22,24-27).

6. Khi cho đọc trình thuật Bánh hóa nhiều vào lễ Mình Máu Thánh Chúa, có thể Hội Thánh muốn nối kết Bí tích Thánh Thể với việc chăm lo cho thân xác con người. Đức Giêsu chẳng những đã giảng dạy và chữa bệnh cho đám đông (Lc 9,11), Ngài còn làm cho họ khỏi đói bụng. Vào thời Chúa Giêsu, được ăn no là ước mơ của nhiều người (x. Lc 6,21). Hôm nay, cơn đói thân xác vẫn giày vò cả tỷ người trên thế giới. Khi lên rước lễ, khi được nuôi bằng Thịt Mình Chúa, nhưng chúng ta không được quên bao người đang đói quanh ta. Nuôi linh hồn là tốt, nhưng chưa đủ. Chúa Giêsu muốn Hội Thánh chăm lo nuôi cả thân xác con người nữa, để không ai phải thiếu thốn” (Cv 4,34).

7. Đức Chúa nuôi dân trong hoang địa bằng manna và chim cút (Xh 16). Ngôn sứ Êlia nuôi bà góa ở Sarépta (1 V 17,8-16). Êlisa nuôi 100 người với 20 ổ bánh (2 V 4,42-44). Đức Giêsu biến nước thành rượu (Ga 2,1-11) và làm cho có những mẻ cá lớn (Lc 5,4-7; Ga 21, 1-11).

8. Các bữa ăn trên trần thế là hình cho bữa ăn trong Bí tích Thánh Thể, nơi ta được thông hiệp với Mình và Máu Chúa Kitô. Tuy nhiên, bữa ăn trong Bí tích Thánh Thể cũng để chuẩn bị cho Bữa Tiệc cánh chung trên Nước Trời. Lúc đó: “anh em sẽ được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy…” (Lc 22,29).

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Dọn đường
Dọn đường
Bởi lẽ, sự toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của tình yêu, và tình yêu ấy luôn tôn trọng, đợi chờ sự ưng thuận tự do của con người. Mùa Vọng đâu chỉ là mùa chúng ta đợi trông Chúa, mà chính Chúa đang trông đợi chúng ta!
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Dám hối cải và dám mời gọi mọi người hối cải, đó là điều ông Gioan Tẩy Giả đã làm. Để làm được như thế cần nhiều can đảm. Giáo Hội chúng ta hôm nay, có cần những Gioan như thế không? 
Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Dọn đường
Dọn đường
Bởi lẽ, sự toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của tình yêu, và tình yêu ấy luôn tôn trọng, đợi chờ sự ưng thuận tự do của con người. Mùa Vọng đâu chỉ là mùa chúng ta đợi trông Chúa, mà chính Chúa đang trông đợi chúng ta!
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Dám hối cải và dám mời gọi mọi người hối cải, đó là điều ông Gioan Tẩy Giả đã làm. Để làm được như thế cần nhiều can đảm. Giáo Hội chúng ta hôm nay, có cần những Gioan như thế không? 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Những giá trị Nước Trời
Những giá trị Nước Trời
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay mời gọi mọi người nhìn lại vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại: vụ án Giêsu.
Hãm mình
Hãm mình
Hãm mình là việc con người từ bỏ điều vui thích hay chấp nhận sự khó nhọc, thiếu thốn, để ý chí dễ dàng tuân theo thánh ý Thiên Chúa hơn và dự phần vào Cái Chết của Chúa Kitô.