HỌC HỎI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B

Ga 15,9-17

]Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ, phụ trách

1. Câu nào trong đoạn Tin Mừng này cho thấy tình yêu của Cha đối với Con là nền tảng cho tình yêu của Con đối với các môn đệ, và cũng là nền tảng cho tình yêu giữa các môn đệ với nhau?

2. Phải làm gì để ở lại trong tình yêu của Thầy Giêsu? Đọc Ga 15,9.10.12. Đọc thêm Ga 13,34.

3. Yêu nhau như Thầy đã yêu anh em nghĩa là gì? Đọc Ga 15,13-14 và 1 Gioan 3,16.

4. Đọc Ga 15,10. Để ở lại trong tình yêu Chúa Cha thì phải tuân giữ các lệnh truyền (= điều răn) của Chúa Cha. Đức Giêsu có tuân giữ các lệnh truyền (= điều răn) của Chúa Cha không? Đọc Ga 10,18; 12,49-50; 14,31. Bạn thấy Đức Giêsu có vâng phục Chúa Cha không? Đọc Ga 4,34; 5,30; 6,38; 8,29.

5. Đọc Ga 15,11. Nhờ đâu Đức Giêsu có được niềm vui? Nhờ đâu các môn đệ có niềm vui trọn vẹn?

6. Tìm khác biệt giữa Ga 10,11 với Ga 15,13.

7. Đọc Ga 15,14-15. Nhờ đâu các môn đệ được là bạn hữu của Thầy Giêsu?

8. Đọc Ga 15,10.12-14.17. Qua những câu này, bạn thấy Đức Giêsu nhấn mạnh đến điều răn hay lệnh truyền nào? Khi đọc Ga 15,16 bạn có thấy Đức Giêsu nói điều gì khác không? Vậy đâu là hai nét quan trọng trong đời sống của một cộng đoàn Kitô hữu?

GỢI Ý SUY NIỆM

Hai nét quan trọng của một cộng đoàn Kitô hữu, đó là yêu thương nhau như Thầy đã yêu (Ga 15,12), và được sai đến với người ngoài cộng đoàn của mình (Ga 15,16). Khi đọc bài Tin Mừng này, bạn nghĩ gì về hai nét ấy nơi gia đình và cộng đoàn giáo xứ của bạn? Ở đó có sinh nhiều trái không?

PHẦN TRẢ LỜI

1. Câu đầu tiên của bài Tin Mừng này (Ga 15,9) là một câu quan trọng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào thì Thầy cũng yêu mến anh em như vậy”. Như thế, chỉ có một dòng suối tình yêu duy nhất bắt nguồn từ Chúa Cha, chảy đến với Thầy Giêsu, rồi từ Thầy Giêsu, dòng tình yêu ấy chảy đến với các môn đệ. Thầy Giêsu đã không giữ tình yêu mến của Chúa Cha cho riêng mình. Thầy yêu mến các môn đệ bằng tình yêu mình đã nhận được từ Chúa Cha. Thầy yêu chúng ta bằng chính tình yêu của Thiên Chúa, và yêu chúng ta như Chúa Cha đã yêu Thầy. Câu Ga 15,9 có hình thức giống với câu Ga 17,18 và Ga 20,21: “Chúa Cha đã sai Thầy thế nào thì Thầy cũng sai anh em như vậy”.

Cuối cùng, Thầy lên tiếng mời gọi các môn đệ “hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”. Khi đọc Ga 15,9 ta vẫn tự hỏi: để ở lại trong tình yêu của Thầy Giêsu thì các môn đệ phải làm gì. Nếu đọc tiếp những câu sau (Ga 15,10.12.17), ta sẽ thấy câu trả lời.

2. Để ở lại trong tình yêu của Thầy Giêsu (Ga 15,9), cần tuân giữ các điều răn của Thầy (Ga 15,10). Và điều răn quan trọng mà Thầy muốn các môn đệ tuân giữ là: “Anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em” (Ga 15,12). Đức Giêsu đã từng gọi điều răn trên đây là điều răn mới (Ga 13,34). Yêu mến nhau chưa phải là điều mới mẻ. Thầy Giêsu còn đòi hỏi ta phải yêu nhau như Thầy đã yêu. Như thế tình yêu của Thầy Giêsu đối với các môn đệ trở nên mẫu mực để các môn đệ noi theo khi yêu nhau. Khi yêu, ta để cho dòng suối tình yêu từ Thầy Giêsu chảy đến với tha nhân. Hay xa hơn nữa, dòng suối tình yêu từ Chúa Cha đã chảy đến với Giêsu, và từ Giêsu dòng suối đã chảy đến với các môn đệ, và các môn đệ đã để dòng suối ấy tiếp tục chảy đến với người khác. Dòng suối không bị đục vì chảy không ngừng.

3. Đức Giêsu nói câu Ga 15,13 trong bài giảng sau bữa ăn cuối, trước khi bước vào cuộc Khổ nạn. Ngài nói về điều mình sắp làm cho các môn đệ. Ngài coi họ như bạn hữu của Ngài (Ga 15,14). Ngài yêu họ đến nỗi sẽ hy sinh mạng sống mình vì họ (Ga 15,13). Thầy Giêsu muốn chúng ta yêu nhau như Thầy, nghĩa là yêu bằng tình yêu lớn nhất, tình yêu dám hiến mạng khi cần. “Đức Kitô đã hy sinh mạng sống vì chúng ta, chúng ta cũng phải hy sinh mạng sống vì anh em” (1 Gioan 3,16). Hy sinh mạng sống cho anh em đã trở nên một điều răn, một lệnh truyền phải thi hành. Đó là dấu hiệu của người môn đệ Đức Kitô (Ga 13,35). Đó còn là dấu hiệu của bạn hữu Đức Kitô (Ga 15,14).

4. Thầy Giêsu đòi các môn đệ tuân giữ các lệnh truyền (= điều răn) của Thầy để được ở lại trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã tuân giữ các lệnh truyền của Cha nên ở lại trong tình yêu Cha (Ga 15,10). Trong Tin Mừng Gioan, vì Đức Giêsu ý thức mình là Con, là người được Chúa Cha sai phái, nên Ngài chấp nhận vâng phục Chúa Cha. Ngài giữ nghiêm túc những lệnh truyền của Chúa Cha (Ga 10,18; 12,49-50; 14,31). Ngài không tự mình làm gì, nhưng chỉ làm những điều Chúa Cha muốn (Ga 4,34; 5,30; 6,38; 8,29).

5. Đức Giêsu có được niềm vui vì Ngài đã tuân giữ các lệnh truyền của Cha và được ở lại trong tình yêu của Cha (Ga 15,10-11). Khi các môn đệ tuân giữ các lệnh truyền của Thầy Giêsu và ở lại trong tình yêu của Thầy, họ cũng sẽ có được niềm vui, đó là niềm vui trọn vẹn của Thầy Giêsu ở trong họ (Ga 15,11).

6. Theo Ga 10,11, người Mục tử hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên. Còn theo Gioan 15,13, Đức Giêsu nói đến việc Ngài hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu. Như thế, đàn chiên cũng được coi như bạn hữu thân thiết của người Mục tử. Người tín hữu là bạn của Mục Tử Giêsu.

7. Các môn đệ hay các tín hữu là bạn hữu của Thầy Giêsu vì hai lý do. * Họ là bạn hữu của Thầy nếu họ thi hành điều Thầy truyền dạy (Ga 15,14). Khi đó họ sẽ được Cha Thầy yêu mến; Cha sẽ đến và ở lại nơi họ (Ga 14,23). * Họ còn là bạn hữu của Thầy vì được Thầy tỏ cho biết tất cả những gì Thầy đã nghe được từ Chúa Cha (Ga 15,15). Họ được Thầy thổ lộ mọi điều sâu kín trong tương quan giữa Cha với Thầy. Thầy không giấu họ điều gì, nhưng vén mở tất cả mầu nhiệm riêng tư ấy và mời họ vào để tham dự. Khi trở nên bạn tâm giao của Thầy, các môn đệ không còn là những tôi tớ đứng ngoài cuộc nữa.

8. Khi đọc Ga 15,10.12-14.17 ta thấy Đức Giêsu nhấn mạnh đến việc yêu mến nhau giữa các môn đệ, yêu đến nỗi dám hy sinh tính mạng. Đây là điều răn (Ga 15,10.12), và là “điều Thầy truyền dạy” (Ga 15,14.17) cho cộng đoàn các tín hữu. Có người tự hỏi: phải chăng đây là một cộng đoàn tín hữu khép kín, chỉ biết gắn bó với Thầy Giêsu và với những người có cùng đức tin thôi? Cộng đoàn này có mở ra để yêu thương người ngoài không? Ta tìm thấy câu trả lời ở Ga 15,16. Câu này cho thấy đây là một cộng đoàn được Đức Giêsu chọn và sai đến với người khác, để sinh trái bền vững.

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể...
Hôm nay
Hôm nay
Hôm nay có nghĩa là giây phút hiện tại mà con người được Thiên Chúa mời gọi sống theo đúng ơn gọi của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vạn vật.
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).