HỌC HỎI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN - NĂM B

Ga 6,51-58

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ, phụ trách

1. Đọc Ga 6,35-51. Đức Giêsu nói "Chính tôi là bánh..." ở những câu nào? Hai lối nói: “bánh hằng sống” (Ga 6,51) và “bánh trường sinh” (Ga 6,35.48) có nghĩa khác nhau không? Đọc thêm Ga 4,10; 6,57; 8,12.

2. Điểm mới mẻ của Ga 6,51 là gì? Câu này có ám chỉ về cái chết của Đức Giêsu không? Cái chết này đem lại điều gì? cho ai?

3. Tìm những động từ “tin” và “đến với” trong Ga 6,35-47? Tìm những động từ “ăn” và cụm từ “ăn thịt và uống máu” trong Ga 6,52-58? Từ đó bạn có thể rút ra những thái độ nào đối với Đức Giêsu?

4. Đọc Ga 6, 51-52. Cho biết phản ứng của "người Do Thái" đối với câu nói của Đức Giêsu? Họ hiểu câu Ga 6,51 như thế nào?

5. Đọc Ga 6,53-54. Qua hai câu này Đức Giêsu muốn nói với chúng ta điều gì?

6. Đọc Ga 6,56. Trong câu này, Đức Giêsu muốn cho thấy nét đặc biệt gì của bí tích Thánh Thể? Cụm từ “ở lại trong” nhắc ta nhớ đến câu nào khác của Gioan? Đọc Ga 14,10; 15,4-10.

7. Đọc Ga 6,57. Trong câu này, Đức Giêsu muốn cho thấy nét đặc biệt gì của bí tích Thánh Thể?

8. Ga 6,51-56 nói nhiều đến “ăn thịt và uống máu” của Đức Giêsu. Bí tích Thánh Thể có gắn liền với cái chết trên thập giá của Đức Giêsu không? Đọc Ga 1,14; 19,34.

CÂU HỎI SUY NIỆM

Bạn có coi việc rước lễ là một cuộc gặp gỡ thân tình với Chúa Giêsu không? Bạn có thấy mình được thêm sức mạnh để chu toàn bổn phận hàng ngày, nhờ rước Chúa thường xuyên không? Bạn có dành giờ để tâm sự với Chúa sau khi rước lễ không?

PHẦN TRẢ LỜI

1. Đức Giêsu nói câu “Chính tôi là bánh…” nhiều lần. “Chính tôi là bánh đem lại sự sống” (Ga 6,35.48), “Chính tôi là bánh xuống từ trời” (Ga 6,41). “Chính tôi là bánh hằng sống từ trời xuống” (Ga 6,51). Bánh hằng sống là bánh có sự sống nơi chính mình (the living bread). Còn “bánh đem lại sự sống” là bánh trường sinh, bánh ban sự sống cho nhân loại (the bread of life). Ở Ga 4,10 ta gặp lối nói “nước hằng sống” (living water) giống với lối nói “bánh hằng sống.” Ở Ga 8,12 có lối nói “ánh sáng đem lại sự sống” giống với lối nói “bánh đem lại sự sống.” Còn ở Ga 6,57 ta gặp lối nói đặc biệt: “Chúa Cha hằng sống” (living Father), lối nói này chỉ xuất hiện một lần ở đây trong Tân Ước.

2. Điểm mới mẻ của Ga 6,51 là lời khẳng định của Đức Giêsu: “Bánh tôi sẽ ban là thịt của tôi cho sự sống của thế gian.” Đây là lần đầu tiên Đức Giêsu nói rằng Bánh mà Ngài sẽ ban là thịt của Ngài. Câu này nói một cách rõ ràng hơn các câu trước về bí tích Thánh Thể. Khi cuốn Tin Mừng này được viết vào cuối thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, bí tích Thánh Thể đã được cử hành trong cộng đoàn tín hữu từ lâu rồi. Trong bí tích này, khi cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu được lặp lại, bánh đã trở nên thịt (hay “mình”) của Ngài.

Câu này cũng ám chỉ đến cái chết của Đức Giêsu, bởi lẽ qua cái chết, Đức Giêsu cho đi chính thịt của Ngài, nghĩa là cho đi chính con người của Ngài. Cái chết này sẽ đem lại sự sống đời đời cho cả thế gian đang cần ơn cứu độ. Phép lạ manna hay bánh hóa nhiểu chỉ đem lại sự sống thân xác cho một số người, trong khoảng thời gian ngắn.

3. Trong Ga 6,35-47, có hai cụm từ xuất hiện nhiều lần: ‘tin vào tôi’ (Ga 6,35.40; xem thêm Ga 6,36.47), và ‘đến với tôi’ (Ga 6,35.37.44.45). Trong Ga 6,51-58, ta không thấy hai cụm từ ấy nữa, nhưng lại thấy xuất hiện nhiều lần động từ ‘ăn’ (Ga 6, 51.52.57.58), và cụm từ ‘ăn thịt tôi và uống máu tôi’ (Ga 6,53.54.56). Như thế, để có được sự sống đời đời, chúng ta cần đến với Đức Giêsu, tin vào Ngài và lãnh nhận thịt máu Ngài trong bí tích Thánh Thể.

4. Trước đây người Do Thái đã xầm xì khi nghe Đức Giêsu nói mình là bánh xuống từ trời (Ga 6,41). Bây giờ họ tranh cãi sôi nổi với nhau khi nghe Đức Giêsu nói về việc Ngài sẽ ban tặng thịt của mình cho họ ăn (Ga 6,51). Hẳn người Do Thái đã hiểu theo câu này nghĩa đen, nên họ có phản ứng không tin (Ga 6,52). Họ cũng có phản ứng hiểu lầm giống như những người khác trước đây (Ga 2,19-20; 3,3-4; 4,14-15.31-34). Thật ra câu nói trên phải được hiểu trong bối cảnh của bí tích Thánh Thể, vì ở đây bánh thực sự trở nên thịt của Đức Giêsu (Ga 6,55).

5. Qua Ga 6,53-54, Đức Giêsu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc “ăn thịt và uống máu” của Ngài trong bí tích Thánh Thể. Khi lãnh nhận thịt và máu Chúa, chúng ta mới có được sự sống nơi mình (c.53): sự sống đời đời bắt đầu ngay ở đời này, và sự sống lại ở đời sau (Ga 6,54).

6. Ga 6,56 cho thấy việc lãnh nhận thịt và máu Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể đem lại một sự kết hiệp hai chiều: Chúa Giêsu ở lại trong tôi và tôi ở lại trong Ngài. Cụm từ ‘ở lại trong’ là cụm từ đặc biệt trong Tin Mừng Gioan. Nó diễn tả việc Chúa Giêsu gắn bó thiết thân, bền vững và sâu xa với các môn đệ, như cây nho và cành nho ở lại trong nhau (Ga 15,4-10). Tin Mừng này cũng nói Chúa Cha ở lại trong Đức Giêsu (Ga 14,10), và Thần Khí ở lại trên Đức Giêsu (Ga 1,32-33).

7. Gioan 6,57 cho ta thấy một hiệu quả đặc biệt của việc ăn thịt và uống máu Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, đó là chúng ta được sống “nhờ” (dia) Chúa Giêsu, sống bằng sự sống của Ngài. Mà Chúa Giêsu lại sống “nhờ” Chúa Cha, nên có thể nói, chúng ta được sống nhờ chính sự sống thần linh của Chúa Cha.

8. Chúng ta tin Đức Giêsu là “Ngôi Lời đã trở thành thịt” (Ga 1,18), nghĩa đã làm người có xác thịt như ta. Trên thập giá, khi người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Ngài, “lập tức máu và nước chảy ra” (Ga 19,34). Đức Giêsu thật sự có máu, có thịt như ta. Qua cái chết trên thập giá, Đức Giêsu đã ban cho chúng ta thịt và máu của Ngài. Khi tham dự bí tích Thánh Thể, chúng ta được ăn thịt và uống máu Chúa dưới hình bánh rượu, qua đó chúng ta tham dự vào cái chết trên thập giá của Chúa Giêsu, để được sống nhờ Ngài ngay bây giờ và được sống lại trong ngày sau hết (Ga 6,54.57).

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.
Bất kính
Bất kính
Bất kính là thái độ của tâm hồn con người đối xử với Thiên Chúa và tha nhân như không đáng giá gì.
Ðổi mới đền thờ  từ tâm hồn
Ðổi mới đền thờ từ tâm hồn
Chúng ta vẫn quen nhìn ra nơi đoạn Tin Mừng này nỗ lực mạnh mẽ, quyết liệt của Chúa Giêsu nhằm thanh tẩy đền thờ. Hành động của Chúa Giêsu không chỉ nhắc nhở, thúc đẩy việc thanh tẩy đền thờ Giêrusalem, nhưng còn mời gọi đổi mới đền thờ...