Không cùng một tần số

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN - NĂM B

Bài đọc 1: Gs 24,1-2a.15-17.18b; Bài đọc 2: Ep 5,21-32; Phúc Âm: Ga 6,54a-69

Không phải Chúa Giêsu không biết nói những lời “ngọt lọt đến xương” hay khéo léo để “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hòng không bị chê trách là “Lời gì mà chói tai quá! Ai nghe được”!

Không nghe và không hiểu được nhau khi không có cùng một tần số. Cứ thế là “ông nói gà, bà nói vịt”. Lời Chúa là thần trí và là sự sống, trong khi các môn đệ người trần mắt thịt chỉ nghĩ được những chuyện thuộc về thế gian. Lắm lúc Đức Giêsu cũng phải ngao ngán thở dài: “Ta còn phải ở cùng các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa” (Mc. 9,19). Thậm chí Chúa Giêsu còn nói thẳng như đã nói với Nicôđêmô, môt bậc vị vọng trong dân Do Thái: “Việc dưới đất, tôi nói ra các ông còn không tin, huống hồ tôi nói với các ông về việc trên trời, các ông sẽ tin làm sao được” (Ga. 3,12).

Để hiểu và để nghe được “sứ điệp từ trời”, cần có cùng một tần số của Thần Khí. Nếu không có tín hiệu của Thần Khí bên trong, mọi Lời của Thiên Chúa phát ra sẽ bị nhiễu sóng và trở thành lạc điệu đến chói tai. Nếu hiểu hoàn toàn theo nghĩa đen thì thật man rợ đến rùng mình khi nghe Đức Giêsu tuyên bố: “Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi không có sự sống nơi mình các ngươi” (Ga. 6,53). Rùng rợn không kém chuyện các bộ lạc ăn thịt người sống trong những vùng rừng sâu núi thẳm. Nhưng thịt và máu Chúa đây không giống như những loại dùng để ăn tươi nuốt sống. Bánh và rượu được thánh hiến nhờ Thần Khí trở nên của ăn thần thiêng nuôi sống linh hồn con người. Chính Chúa Giêsu cũng đã nói: “Chính thần trí mới làm cho sống, chứ xác thịt nào có ích gì”? Cho dù là thịt hay máu của bất kể là ai đi nữa, nếu không được tác thành nhờ Thánh Thần, thì cũng như người Do Thái đã ăn manna và đã chết.

Chẳng lạ gì khi người Kitô hữu bị tố cáo trong những thời đầu của lịch sử Giáo hội là những người “ăn thịt và uống máu” trong những buổi lễ. Một số còn tố cáo là họ sát tế trẻ con để ăn thịt. Còn những người tham dự buổi lễ thì bị cấm không được tiết lộ với ai.

Những gì Thánh Thần đụng chạm tới đều được thánh hóa và hoàn toàn biến đổi. Thánh Gioan Kim Khẩu nhấn mạnh rằng, vị chủ tế khẩn cầu Chúa Thánh Thần khi ngài cử hành hy tế. Trong kinh Tạ Ơn, linh mục cầu xin Thánh Thần thực hiện kỳ công của Người là một tạo thành mới, một ân sủng mới. Điều này rất quan trọng, vì nhắc nhớ rằng việc đang cử hành vượt ngoài khả năng của chúng ta, bởi đến từ Thiên Chúa. Trong phần khẩn cầu Thánh Thần “Epiclesis”, Hội Thánh xin Chúa Cha cử Thánh Thần xuống (hay xin Người ban quyền năng của phép lành Người xuống) thánh hóa lễ vật, ngõ hầu bánh và rượu trở thành mình và máu Đức Giêsu Kitô, và làm cho những người đang tham dự thánh lễ được trở nên một thân thể và một tinh thần.

Chúa Thánh Thần là linh hồn của hy tế Thánh Thể, vì thế để hiểu và để cảm nếm hương vị ngọt ngào của lương thực thần linh này, hãy để cho Thần Khí đụng chạm đến đôi tai, miệng lưỡi và tâm hồn chúng ta.

Lm Phaolô Dương Công Hồ, Chánh xứ Thánh Tâm - GP Ðà Lạt

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể...
Hôm nay
Hôm nay
Hôm nay có nghĩa là giây phút hiện tại mà con người được Thiên Chúa mời gọi sống theo đúng ơn gọi của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vạn vật.
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?