Lãnh đạm / dửng dưng / thơ ơ
“ ... Thấy sói đến, anh (người làm thuê) bỏ chiên mà chạy” (Ga 10,12).
Thái độ trung lập đối với Thiên Chúa thật nguy hiểm và thù nghịch. Nó bị kết án như là chối bỏ tình yêu Chúa và nỗi khốn khổ của tha nhân.
Lãnh đạm đối với Chúa:
- Không khao khát tìm kiếm Chúa: “chẳng ai có lương tri, chẳng ai kiếm tìm Thiên Chúa” (Rm 3,11; x. Is 42,10; Gr 5,21; Xp 1,6; Mt 13,15; 24,12; Cv 28,27; Kh 3,15-22),
- Không chú ý tới lời Chúa: “Cả vua lẫn bề tôi và toàn dân trong xứ, chẳng ai chịu nghe lời Đức Chúa phán qua trung gian ngôn sứ Giêrêmia” (Gr 37,2; x. Tv 81,11; Gr 6,10; 7,13; 25,3-7; 35,15; Ed 3,7; Dcr 1,4; 7,11-13).
- Từ chối kỷ luật của Chúa: “Ngài đánh phạt, chúng chẳng thèm rên rỉ. Ngài tiêu diệt chúng, chúng từ khước lời sửa dạy của Ngài. Mặt chúng chai hơn đá, chúng từ chối không chịu trở về” (Gr 5,3; Gr 2,30; 7,27-28; 17,23; 32,33).
- Không nhận biết Thiên Chúa phản động chống lại Ngài: “Hỡi con người, ngươi đang sống giữa một nòi phản loạn, giữa những kẻ có mắt để nhìn mà không thấy, những kẻ có tai để nghe mà không nghe, vì chúng là một nòi phản loạn” (Ed 12,2; Gr 2,19; 7,26; 36,24; Ed 20,8).
- Người ta không nhận biết Thiên Chúa và những cảnh báo về sự hủy diệt của họ: “... Trước mặt Ta, thuở đất ấy trông tang thương cằn cỗi. Cả xứ ra cằn cỗi vì không người để tâm” (Ed 12,11; x. Xh 9,21.25; 2Sb 33,10-11; Nkm 9,30; Cn 1,24-27; 13,18; Gr 11,8; 36,11; 44,5-6; Mt 22,5-7).
- Những ai không biết ơn Chúa cứu độ thì không có hy vọng: “... làm sao chúng ta thoát khỏi, nếu chúng ta thờ ơ với ơn cứu độ như thế” (Dt 2,3; x. Gr 7,24; Mt 12,30 // Lc 11,23).
Dửng dưng với các ý định Thiên Chúa đã công bố: “Ta đã tìm kiếm trong bọn chúng ... nhằm ngăn cản Ta phá thành, nhưng Ta không tìm ra” (Ed 22,30; x, Ds 32,6-7; Tl 5,15-17.23; 2Sb 24,5; Tv 22,11; Is 64,7; Gr 48,10).
Sự lãnh đạm của các lãnh đạo tôn giáo bị kết án: “Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ biết lo cho mình ...” (Ed 34,2-4; Dcr 11,16-17; Ga 10,12-13 .
Sự lãnh đạm đối với nỗi khốn khổ của tha nhân:
- Lãnh đạm do tội lỗi gây nên: “người công chính quan tâm đến quyền lợi kẻ nghèo, điều đó ác nhân sao hiểu nổi” (Gr 29,7; x. G 21,21; Is 32,6; G 2,15-16; 5,1-6).
- Các điển hình về sự lãnh đạm với tha nhân: St 40,23: với ông Giuse, 1Sm 25,10-11: với vua Đavít; Mt 26,40 // Mc 14,37 // Lc 22,45: với Chúa Giêsu; 2Tm 4,10.16: với ông Phaolô.
Chúa Giêsu Kitô kết án sự lãnh đạm: “... vì xưa Ta đói ...” (Mt 25,41-45; x. Lc 10,30-32; 16,19-21).
Chúa Giêsu tỏ vẻ không quan tâm, như khi gặp sóng bão (Mc 4,38 // Mt 8,24-25 // Lc 8,32-34). Thỉnh thoảng Người trì hoãn trả lời dẫn tới niềm tin (Mt 15,26 // Mc 7,27; Lc 10,40; Ga 11,6).
LM. PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG
Bình luận