Luôn tỉnh thức và học chấp nhận

Với Chúa nhật IV Mùa Vọng năm A, chúng ta thấy thánh Giuse xuất hiện để dọn đường cho Ðức Mẹ đón Chúa đến. Giải pháp của ngài thật đơn giản là tỉnh thức và sẵn sàng, đã được nêu lên trong bài Tin Mừng.

Khi Chúa Giêsu khuyên bảo: “Canh thức, anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến”, (Mt 24,42) chắc chắn ngài nhớ đến thánh Giuse năm xưa không những canh thức mà còn tỉnh thức. Thánh Giuse không ngủ mê, nhưng tỉnh ngủ như Samuel, để có thể nghe được chỉ thị của thiên thần Gabriel.

Khi Chúa Giêsu dạy: “Anh em hãy sẵn sàng” (Mt 24,44), thì Ngài nhớ lại thánh Giuse không những sẵn sàng đáp trả mà còn sẵn sàng thi hành ngay: “Khi tỉnh giấc, ngài làm như lời sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà” (Mt 1,24). Việc cần làm ngay, việc cấp bách, không thể chần chờ.

Có thể nói Chúa Giêsu đã dựa vào gương sáng của thánh Giuse để đưa ra bài học về người đầy tớ tỉnh thức và sẵn sàng, trung tín và khôn ngoan, còn ai hơn thánh Giuse về tư cách này ? Thánh Giuse xứng đáng lời ngợi khen của Chúa Giêsu: “Phúc cho những đầy tớ khi chủ về vẫn còn tỉnh thức. Quả thật, Thầy nói với các con: chủ sẽ thắt lưng, đặt họ vào bàn ăn và đi lại phục vụ họ” (Lc 12,36).

Thánh Giuse là người công chính, nên biết cân nhắc hơn thiệt. Trong cuộc sống, làm gì chúng ta cũng phải xem xét việc này có lợi hơn là thiệt không. Với thánh Giuse chỉ biết chịu thiệt về phía mình. Lẽ hơn thiệt đã được sứ thần Gabriel lý giải.

“Thánh Giuse định tâm bỏ cô Maria cách kín đáo” (Mt 1,20) nhưng đã được nhắc nhở. Ðây là một kinh nghiệm quý báu. Không vội vàng, phải định tâm nghĩ lại để nghe tiếng lương tâm, nghe tiếng Chúa dạy bảo. Cổ nhân nói: “Nhất dạ sinh bá kế”. Với thánh Giuse, trong lúc thao thức suốt đêm thì sứ thần Gabriel đã vấn kế, và là diệu kế. Hỡi những ai toan tính ly dị, lạnh lùng phá thai… hãy định tâm, hãy dừng lại, hãy lắng đọng tâm hồn để tìm biết ý Chúa. Ðừng bỏ nhau, đừng bỏ cuộc, nhưng hãy học cách để chấp nhận nhau.

Thánh Giuse là một con người trầm lặng, không ghi một tiếng nói nào trong Tin Mừng. Ngay khi tìm được cậu Giêsu trong đền thờ, chỉ có Mẹ Maria lên tiếng phiền trách, còn thánh Giuse không nói, không phạt con, vì đã có Mẹ nói thay rồi, không đổ dầu vào lửa. Trong gia đình, khi con cái phạm lỗi thì có khi hết người này người nọ thay nhau mắng nhiếc… Hãy bình tâm và khoan hòa theo gương thánh Giuse.

Thánh Giuse không nói hay ít nói hoặc chỉ nói điều cần thiết, nhờ trấn tĩnh mà tránh va vấp và nên khôn ngoan. Người ta thường nói: miệng lưỡi thay tay chân, còn thánh Giuse thì chân tay thay miệng lưỡi: làm, làm nhiều và làm mau. Ngài thực sự sống đúng tinh thần của các bạn trẻ trong Năm Mục vụ Giới trẻ: Nơi đâu cần thánh Giuse có, nơi đâu khó có Giuse. Và hơn nữa, ngài còn là tấm gương sống cho mỗi chúng ta về tinh thần luôn chịu khó mà không khó chịu trước bất cứ hoàn cảnh sống nào.

Lm. Giuse Phạm Bá Lãm, TGP TPHCM

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.