Một cuộc tạo dựng mới

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN - NĂM B

Bài đọc 1:Is 35,4-7a; Bài đọc 2: Gc 2,1-5; Phúc Âm: Mc 7,31-37

Thiên Chúa yêu thương nhân loại. Đó là một cảm nghiệm sâu sắc mà tôi nhận ra khi bắt đầu học Kinh Thánh. Có người đã ví von: “Kinh Thánh là một bức thư tình mà Thiên Chúa muốn gởi đến loài người”(Khuyết danh).

Sáng thế là cuốn sách đầu tiên của Kinh Thánh đã nói về việc Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ với mọi loài, mọi vật và tình trạng sa ngã của con người.

Sách Sáng Thế từ chương 1 đến 11, nói về cuộc sáng tạo ấy. Trong khi mọi loài, mọi vật được Thiên Chúa tạo nên bằng lời “Hãy có mặt trời, mặt đất, các vì sao, cây cỏ…”, thì con người được Chúa tạo dựng cách kỳ diệu hơn. Thiên Chúa dùng bàn tay của Ngài lấy đất sét nắn hình con người và thở hơi vào để cho loài người được sinh ra. Con người là tác phẩm tuyệt vời và yêu quý của Thiên Chúa. Sau này, thánh Phaolô trong thư 2Cr 4,7-11 đã viết rất tài tình: “Con người chỉ là vật mọn hèn nhưng bên trong chứa đựng một ân huệ cao quý”.

Mc 7,32 nói rằng: “Người ta đem đến một người câm điếc và xin Chúa đặt tay chữa lành”. Chúa Giêsu đã làm như vậy, và còn lấy đất hòa chung với nước miếng mà nặn lên con người mới. Anh này đã được chữa lành và sống hòa nhập với cộng đoàn.

“Effatha” nghĩa là hãy mở ra, người câm nói được và người điếc nghe được. Chúng ta là những người đã trở nên câm điếc đối với anh chị em mình trong cuộc sống hằng ngày. Nói nhiều lời thô tục, bậy bạ, nhiếc mắng nhau, chửi rủa nhau, gây xích mích nhau… Trách nhiệm của chúng ta là xây dựng một cộng đoàn bác ái, yêu thương, nhưng lại thích nghe những lời thóa mạ, khích bác nhau để gây hận thù, chia rẽ, làm cho huynh đệ tương tàn.

Lúc nào cũng vậy, ngôn ngữ là điều cần thiết để tạo nên một mối tương quan giữa người với người, ngày nay lại trở nên quan trọng hơn khi nói đến đối thoại. Một sự cố xảy đến mà mình thấy và quan sát được mới là sự thật, còn nghe kẻ khác nói lại chỉ là “tam sao thất bổn”, cần kiểm chứng lại. Nghe và nói sự thật là công việc truyền thông ngày nay.

“Effatha”: hãy mở trí, mở lòng và bàn tay của mình ra để lắng nghe, để cảm thông với biết bao nhiêu người đang cần sự thương xót của chúng ta và mở rộng đôi tay để đón nhận anh chị em xấu số của mình đang ở chung quanh, đang cần kéo lên khỏi cảnh sống tồi tàn của dốt nát, ưu phiền và nghèo đói, đang cần giúp đỡ để khỏi cảnh lầm than.

Xin Chúa Giêsu làm lại cuộc đời của chúng ta như anh chàng câm điếc hôm nay, để cùng xây dựng một thế giới đại đồng thật sự.

Lm Phaolô ÐẬU VĂN PHÁP, dòng Ngôi Lời (SVD)

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.