Nghe

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH

Bài đọc 1: Cv 13,14-.43-52; Bài đọc 2: Kh 7,9.14b-17; Phúc Âm: Ga 10,27-30

Giữa một thế giới có quá nhiều âm thanh, quá nhiều tiếng động như thế giới chúng ta đang sống hôm nay, thì việc biết lắng nghe trở nên cần thiết và quan trọng, vì nó giúp định hướng cuộc sống và cuộc đời mình. Biết lắng nghe nghĩa là biết chọn nghe gì và nghe ai.

Nghe ai ?

Là Kitô hữu, mặc nhiên chúng ta thuộc về đàn chiên của Chúa. Nhưng làm sao để biết là mình có đang thuộc về đó hay không. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho mọi người biết “chiên của tôi thì nghe tiếng tôi” (Ga 10,27). Ngài nói qua Lời của Ngài, qua tiếng nói lương tâm, qua những biến cố mà ta gặp trong cuộc sống, qua những trung gian như cha mẹ, thầy cô hay những người bạn, và qua chính người đại diện Chúa nơi trần gian này là các Giám mục, linh mục. Nhưng phải nhìn nhận rằng, bên cạnh tiếng của Chúa, còn có quá nhiều tiếng nói khác hấp dẫn ta hơn và dường như chúng ta đang nghe theo những tiếng nói đó. Thay vì để cho Lời Chúa hướng dẫn, người ta lại để cho mình được “chăn dắt”, được nuôi dưỡng bởi những tiếng nói của danh vọng, của của cải vật chất, của hơn thua, hưởng thụ... Qua việc đang nghe ai, sẽ biết mình đang thuộc về đâu. Lời Chúa sẽ giúp mỗi người biết được mình có thực sự ở trong đàn chiên của Chúa hay không: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi”. Trước Lời của Chúa, chúng ta hãy dành một chút thinh lặng để nhận biết xem mình đang nghe tiếng ai và đang đi theo ai, theo vị mục tử nào.

Kết quả hình ảnh cho nghe lời chúa

Nghe gì ?

Khi internet và mạng xã hội trở thành như một phần không thể thiếu trong cuộc sống, thì có thể nói, một ngày sống của chúng ta, từ khi thức giấc cho đến khi đi ngủ, luôn luôn tràn ngập những thông tin. Việc lựa chọn phải đọc gì, nghe gì trở nên một đòi hỏi cho những ai muốn theo Chúa. Xã hội với khuynh hướng hưởng thụ đưa ra những đề nghị hấp dẫn: hãy làm sao có thật nhiều tiền để có một cuộc sống sung sướng, an nhàn; làm sao có địa vị thật cao để được người khác tôn trọng; cuộc đời này có bao nhiêu đâu, không hưởng thụ thì phí đi; và còn biết bao lời quảng cáo khác nói rằng phải thế này hay thế kia, phải sở hữu cái này hay cái khác thì mới thật là “đỉnh”, mới thật “sành điệu” hay mới đúng là chịu chơi... Trong khi Lời của vị mục tử Giêsu thì hoàn toàn ngược lại: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó; ai muốn làm lớn thì phải trở nên người phục vụ anh em; được lời lãi thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì; Nước Trời dành cho những ai có tâm hồn trẻ thơ...”. Những lời của thế gian thì rất thực tiễn và hấp dẫn, còn Lời của Chúa thì dường như “chướng tai” và “khó nghe”. Thế nhưng chỉ có Lời Chúa mới đem lại cho chúng ta “sự sống đời đời” (Ga 10,28), còn tất cả những gì thuộc về thế gian mà ta miệt mài tìm kiếm, sở hữu hay tích lũy thì khi xuôi tay nhắm mắt, phải trả lại cho thế gian: “của Xêda trả về cho Xêda”.

Chúa Giêsu, vị mục tử nhân lành, Ðấng đã hiến mạng sống mình vì đoàn chiên (Ga 10,11), vẫn không ngừng lên tiếng mời gọi bước theo Ngài, vì Ngài muốn chúng ta “được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Nhưng Thiên Chúa luôn luôn tôn trọng, Ngài mời gọi chứ không ép buộc. Phần chúng ta, chọn nghe ai và đi theo ai, đó là tự do chọn lựa của mỗi người.

Nữ tu Marie Paul kiều THu, dòng Con Ðức Mẹ Mân Côi, Chí Hòa - FMSR

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.
Bất kính
Bất kính
Bất kính là thái độ của tâm hồn con người đối xử với Thiên Chúa và tha nhân như không đáng giá gì.
Ðổi mới đền thờ  từ tâm hồn
Ðổi mới đền thờ từ tâm hồn
Chúng ta vẫn quen nhìn ra nơi đoạn Tin Mừng này nỗ lực mạnh mẽ, quyết liệt của Chúa Giêsu nhằm thanh tẩy đền thờ. Hành động của Chúa Giêsu không chỉ nhắc nhở, thúc đẩy việc thanh tẩy đền thờ Giêrusalem, nhưng còn mời gọi đổi mới đền thờ...
Trạng sư
Trạng sư
Từ trạng sư, có gốc tếng Latinh là advocatus - tương ứng với từ gốc Hy Lạp parakletos, có nghĩa là người bào chữa, người chuyển cầu.
Lều
Lều
Theo nguồn Javiste, một “lều hội ngộ” đặt ở ngoài lều trại được ông Josuê canh giữ và ông Môsê đến để lãnh nhận mạc khải thần linh (Xh 33,7-11) lều là nơi mạc khải, lại xuất hiện trong sách Dân số (11,24t; 12,4-10; 14,10).