Verbum, Word, Verbe
Ngôi: vị, biểu ý kính trọng; Lời: trước đây đọc là Blời, nghĩa là Trời, như trong kiểu nói “Ðức Chúa Blời”. Mà chữ Lời được ghép bởi các chữ khẩu, thiên, thượng nên cũng có nghĩa là Lời của Trời.
Bản dịch Bảy Mươi đã sử dụng thuật ngữ logos-lời của triết học Hy Lạp để phiên dịch các từ vựng Do Thái về các biến cố, sự vật và lời của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ, gìn giữ nó hiện hữu nhờ Lời của Ngài.
![]() |
Phúc Âm Nhất Lãm đã mô tả Chúa Giêsu như vị thầy rao giảng Lời khôn ngoan (x. Mc 2,2), Lời của Thiên Chúa (x. Lc 5,1). Sứ điệp Tin Mừng của Người được hiểu là Lời Thiên Chúa.
Phúc Âm theo Thánh Gioan nhìn nhận Chúa Giêsu là Ngôi Lời: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời... và Ngôi Lời là Thiên Chúa” (Ga 1,1). Là Lời thần linh của Thiên Chúa, Người đã trở nên người phàm (x. Ga 1,14). Khẳng định này sẽ trở thành nền tảng cho thần học về mầu nhiệm Làm Người.
Theo chiết tự chữ Lời, người Công giáo Việt Nam đã diễn tả Lời là tiếng nói của (Ðức Chúa) Trời, theo đúng chân lý mặc khải trong Phúc âm theo Thánh Gioan: Ngôi Lời là Ngôi Hai Thiên Chúa làm người (x. Ga 1,1)
Tiểu ban Từ vựng - UBGLÐT/ÐGMVN
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.