Nhìn lên Thánh giá để được cứu rỗi

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM B

Giữa mùa Chay có một Chúa nhật hỷ hoan, ngạc nhiên chưa! Màu tím u sầu của những ngày qua, nay bỗng biến thành mầu hồng rộn niềm vui, rộn tiếng đàn ca giữa những sắc hoa tươi. Con cái Chúa phấn khởi, vì nhìn thấy sự sống mới từ thập giá, như suối nước giữa sa mạc. Chúa Giêsu đã quyết tử để tác sinh cho chúng ta. Chúng ta hãy chiêm ngắm và chiêm niệm mầu nhiệm tử sinh này.

Một nhà thờ ở Copenhagen, thủ đô Đan Mạch, sở hữu pho tượng Chúa Giêsu tuyệt đẹp của điêu khắc gia Thorwaldsen. Có một du khách đến ngắm nhìn pho tượng và tỏ ra thất vọng vì không thể tìm thấy nét đẹp từng được ca ngợi. Bỗng có người cất tiếng: “Này bác, xin bác quỳ xuống và nhìn lên khuôn mặt Chúa Cứu Thế”. Nghe theo, ông quỳ xuống nhìn lên và lập tức nhận thấy vẻ đẹp tuyệt vời của một tác phẩm nghệ thuật.

Giai thoại trên giúp chúng ta hiểu được việc dân Do Thái ngày xưa nhìn lên con rắn đồng để được cứu chữa. Chúng ta cũng hiểu được lý do tại sao hình ảnh con rắn được chọn làm biểu tượng của ngành y dược. Chúa Giêsu được giương cao (Ga 3,14) trên Thánh giá đã tỏa sáng “Per crucem ad lucem”, giống như ngọn hải đăng soi sáng giữa đêm đen, để các thuyền viên nhìn lên mà định hướng. Hôm nay con người nhìn lên Thánh giá để nhận ra Chúa yêu ta đến nỗi chết thay cho ta được sống. Cái “đến nỗi” này phát xuất từ cái “đến nỗi” đậm nét hơn, đó là “Thiên Chúa yêu thế gian ‘đến nỗi’ đã ban Con Một” (Ga 3,16). Đây là một hàng châu ngọc trong Tin Mừng, khẳng định rằng Thiên Chúa cũng yêu đời, chứ không ghét bỏ. Yêu là cho đi (aimer c’est donner): Thiên Chúa đã trao ban Con một của mình như là cho chính mình, vì Chúa Giêsu từng khẳng định: “Ta và Cha là một” (Ga 10,30).

Đến lượt Chúa Con tiếp tục việc cho đi và cho đi tất cả. Chúa Giêsu từng nói và thực hiện “Không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của kẻ hiến mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13) và “Hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người” (Mt 20,28). Không còn thứ tình yêu chiếm hữu mà là tình yêu hiến dâng. Yêu thương không còn yêu sách mà là van xin năn nỉ. Chúa Giêsu đã hạ mình xuống “Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22,27).

Nhìn lên Thánh giá, chúng ta nhận thấy sự hy sinh không bờ bến của Chúa: Ngài chết thay cho mọi người, vì Ngài đã gánh tội (Is 53,11) nên phải xóa tội trần gian (Ga 1,29). Ngài ghét tội, nhưng thương người có tội, không muốn họ phải chết (Ed 33,11), nên “Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu thương chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô” (Ep 2,4-5). Người không những yêu người thân cận, thương người có tội mà còn bao dung với kẻ đối nghịch: “Nếu ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết mà cho chúng ta được hòa giải với Người” (Rm 5,10).

Người trộm lành nhìn lên Thánh giá mà được cứu rỗi (x. Lc 23,40-43), vì thú tội mà được tha tội, bênh vực Chúa mà được Chúa bênh đỡ. Nên chúng ta không chỉ chiêm ngắm Thánh giá mà còn phải chiêm niệm sâu lắng để dẫn đến quyết tâm tin vào Chúa và bước theo ánh sáng của Chúa. Tin vào Đức Giêsu, nghĩa là luôn hướng nhìn vào Đức Giêsu và dám phó thác trọn vẹn cuộc đời để tay Chúa dẫn đưa. Kinh nghiệm của thánh Phêrô đi trên mặt nước: ông tin và nhìn lên Chúa, ông đi được trên mặt nước, nhưng khi ông nhìn xuống, ông liền bị chìm (x. Mt 14, 28-31). Đức tin tạo nên sức mạnh kỳ diệu: “Mọi sự đều có thể đối với người tin” (Mc 9,23), vì: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: ‘Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc’, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6).

Tự thân chúng ta không có khả năng đội đá vá trời, mà có làm được gì là nhờ ơn Chúa. Nếu nơi học đường “không thầy đố mày làm nên”, thì nơi trường của Chúa: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5), còn với Thầy thì muốn là được, “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,27). Khi tin thật sự vào Đấng uy quyền trong ngôn ngữ và hành động, ta có thể nói như thánh Phaolô: “Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi có thể làm được tất cả mọi sự” (Pl 4,13). Ơn Chúa đã không vô ích nơi thánh Phaolô (1 Cr 15,10), vì: “Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi có thể làm được tất cả mọi sự” (Pl 4,13). Còn chúng ta làm được gì, khi nghe thánh Giacôbê cảnh báo: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). Đức tin sống động là chúng ta giữ đạo như tham dự thánh lễ, cầu nguyện, đọc kinh, kinh tối, giáo lý, hội họp…, sống đạo như mến Chúa yêu người, ăn ngay ở lành, công bình bác ái, làm ăn ngay thật, loan báo Tin Mừng, đồng hành thân thiện với xóm giềng… Sống đạo thực tình, đừng để người ta nói “Tin đạo, chứ đừng tin người có đạo”, nhưng phải làm sao để được như thời Giáo hội sơ khai, người ta nhìn về Kitô hữu: “Kìa xem họ thương yêu nhau biết chừng nào”.

Lm Giuse PHẠM BÁ LÃM - Chánh xứ Hòa Hưng, TGP. TPHCM

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể...
Hôm nay
Hôm nay
Hôm nay có nghĩa là giây phút hiện tại mà con người được Thiên Chúa mời gọi sống theo đúng ơn gọi của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vạn vật.
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).