Nhờ Chúa Giêsu Kitô và trong Chúa Thánh Thần, chúng ta được thông phần sự sống của Thiên Chúa

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI - năm C

Bài đọc 1: Cn 8,22-31; Bài đọc 2: Rm 5,1-5; Tin Mừng: Ga 16,12-15

Trong mỗi gia đình Công giáo, người mẹ đã dạy người con tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi từ khi còn thơ bé qua việc làm dấu thánh giá “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Tất nhiên lúc bé chúng ta không hiểu gì. Nhưng cả khi đã lớn, dù đã được học giáo lý, chúng ta vẫn không thể hiểu mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. “Mầu nhiệm” không phải là vấn đề ở bên ngoài ta để ta tìm hiểu, nhưng bản thân ta ở trong mầu nhiệm mà ta chỉ có thể cảm nhận chứ không thể lý giải, tương tự như khi ta yêu một người thì chỉ có ta là người trong cuộc mới cảm nhận được chứ không thể lý giải được. Trong cuộc sống đời thường, chúng ta sống và làm việc với nhau không chỉ vì đã hiểu nhau, nhưng nhất là vì đã tin nhau. Đối với những người tin vào Thiên Chúa và tin vào những điều Ngài tỏ ra cho biết qua Thánh Kinh và Thánh Truyền thì chủ yếu là vì họ cảm nhận được. Chúng ta có thể cảm nhận được những gì qua các Bài đọc trong thánh lễ hôm nay?

Trong Bài đọc I trích sách Châm Ngôn (x. Cn 8,22-31), tác giả trình bày Ngôi Hai như là Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa. Ngài hiện hữu từ thuở đời đời; Ngài đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo dựng; Ngài vừa ở bên cạnh Thiên Chúa, vừa gần gũi với loài người. Sau khi nghe Bài đọc I, chúng ta đáp lại Lời Chúa bằng Thánh Vịnh 8, ca tụng công trình tạo dựng của Thiên Chúa, đặc biệt con người là thụ tạo cao quý nhất, chỉ thua kém thiên thần một chút. Thật vậy, “Đức Chúa đã dựng nên ta như tác phẩm đầu tay của Người, trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất”.

ĐoạnTin Mừng(x. Ga 16,12-15) nói đến sự liên hệ giữa Ba Ngôi, nhưng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần: tất cả những gì màChúa Conmặc khải đều là do lãnh nhận từChúa Cha; Chúa Thánh Thầnsẽ dạy các môn đệ hiểu rõ tất cả những gì Chúa Con đã dạy: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn”.

TrongBài đọc II(x. Rm 5,1-5), thánh Phaolô nói đến vai trò của Ba Ngôi trong cuộc sống người tín hữu: NhờChúa Giêsu Kitôvà trongChúa Thánh Thần, chúng ta được thông phần sự sống củaThiên Chúa. Thánh Phaolô chia sẻ về cảm nhận đức tin này như sau: “Vì chúng ta tin, nên Đức Giêsu đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa, như đang được hiện nay; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa”.

Tóm lại, thay vì cố gắng lý giải về bản tính Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta cần chiêm ngắm hành động của Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần mang lại hạnh phúc cho nhân loại trong lịch sử cứu độ cũng như trong cuộc đời của mỗi người. Bé Bo có lần thủ thỉ với mẹ Hòa là “hạnh phúc khi có mẹ” làm mẹ Hòa vỡ òa hạnh phúc và nhớ lại có lần đã nói với Bo: “mẹ hạnh phúc khi có con”. Khi chiêm ngắm Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ và con người, đã ban Con Một cho thế gian để cứu chuộc loài người, đã ban Thánh Thần để con người nhận biết Thiên Chúa là Cha, chúng ta có cảm nhận được hạnh phúc khi có Thiên Chúa là Cha không? Có sốt sắng đọc Kinh Lạy Cha với tâm tình con thơ phó thác không? Có sống tình con thảo với Thiên Chúa và tình huynh đệ với mọi người theo gương Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa không?

Giám mục Antôn Vũ Huy Chương - GP. Ðà Lạt

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Theo Chúa vì tin
Theo Chúa vì tin
Nghe và nói là chức năng quan trọng. Nghe được và nói được là hai ơn rất lớn Chúa ban cho con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chính yếu phải giữ. Ngài còn mời gọi đám đông nên để ý đến cái bên trong trái tim hơn cái bên ngoài.
Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Theo Chúa vì tin
Theo Chúa vì tin
Nghe và nói là chức năng quan trọng. Nghe được và nói được là hai ơn rất lớn Chúa ban cho con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chính yếu phải giữ. Ngài còn mời gọi đám đông nên để ý đến cái bên trong trái tim hơn cái bên ngoài.
Chúc tụng
Chúc tụng
Chúc: mừng, mong ước điều may mắn cho người khác; tụng: khen. Chúc tụng: khen ngợi.
Thanh tẩy
Thanh tẩy
“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).
Ðức tin tinh tuyền
Ðức tin tinh tuyền
Vài năm trở lại đây, cuộc sống kinh tế có phần cải thiện và những khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo cũng đã được tháo cởi, nhờ đó các cộng đoàn tín hữu có nhiều biến chuyển trong những thực hành đạo đức.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXI thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXI thường niên - năm B
Đức Giêsu nhận mình là Đấng từ trời xuống (Ga 6,38.42; x. Ga 3,31). “Trời” được coi là thế giới của Thiên Chúa (Ga 3,27), thế giới của Thần Khí (Ga 1,32).
Bỏ đạo, sự
Bỏ đạo, sự
Sự bỏ đạo Công giáo được thấy ở nhiều mức độ và nhiều dạng thức khác nhau như: bỏ đạo một cách hiển nhiên hay không hiển nhiên.
Tin, nhận chúa Giêsu
Tin, nhận chúa Giêsu
Vừa định cư tại Đất Hứa, dân Chúa đã bị cám dỗ chạy theo các thần ngoại lai, khiến Giosuê phải mời gọi họ lặp lại giao ước với Thiên Chúa. Dân đã đáp lời (Gs 24).