Những điểm hẹn đẹp

Chúa nhật II Phục sinh - Năm B

Bài đọc 1: Cv 4,32-35; Bài đọc 2: 1 Ga 5,1-6; Tin Mừng: Ga 20,19-31.

“Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và Người đi Galilê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người” (Mt 28,7).

Galilê gợi nhắc bao nhiêu điều từ ngày đầu tiên gặp gỡ ấy, giữa Chúa Giêsu và các Tông Ðồ. Từ lời mời gọi “Hãy theo Thầy” (Mt 4,19), các môn đệ đã bỏ chài, bỏ lưới theo Chúa, sống với Chúa. Rồi đến ngày Chúa chịu chết, các môn đệ trở về quê cũ, nhưng Chúa lại quy tụ, nhắc một lần nữa: “Hãy theo Thầy” ở điểm hẹn Galilê (Ga 21,19).

Ðiểm hẹn Galilê

Có biết bao điểm hẹn của Chúa với các môn đệ, nhưng tại sao lại là điểm hẹn Galilê. Ở Galilê, các môn đệ nhớ lại một kỷ niệm đẹp đầu đời của những ngày bỏ mọi sự đi theo Chúa. Lời mời gọi của ba năm trước vẫn nằm trong ký ức sống động của các môn đệ.

Galilê, là nơi chôn nhau cắt rốn của các môn đệ, lớn lên giữa làng chài, quanh năm bám với biển. Ở đó có tuổi thơ tinh nghịch trên những bãi cát, thuyền bè, những ngày bơi lội, tắm biển, phơi nắng, chạy chân trần trên bãi cát… Tuổi thơ có ngày đói, ngày no cùng với những mẻ cá, cha mẹ vất vả với sóng nước. Lớn lên một chút rồi cũng phụ cha mẹ trong những vất vả vá lưới, kéo thuyền, ra khơi đánh bắt. Cuộc sống cứ thế cho đến một ngày, Chúa đi qua bãi biển, cất tiếng mời gọi.

Cái ngỡ ngàng của ngày theo chân đầu tiên ấy, nhẹ nhàng mà cứ nhớ mãi. Chẳng biết vì lý do hấp dẫn từ đâu tới, lôi cuốn mãnh liệt, bỏ hết mọi sự đi theo Thầy. Galilê, một mảnh đất linh thiêng, nơi có con người - Chúa đến đặt chân trên mảnh đất này. Có lẽ Chúa biết điểm hẹn ấy là một kỷ niệm khó phai mờ nên đã hẹn gặp gỡ các môn đệ sau Phục Sinh để sống lại một thời đã yêu, đã thương, đã bước theo chân. Kỷ niệm sống lại để sống những điều mới mẻ trong những gì đã tưởng chừng cũ.

Người Kitô hữu cũng có điểm hẹn đầu tiên đó, trong ngày được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Dù ngày xưa, còn thơ bé, được ẵm trên tay, cha mẹ bế tới nhà thờ để gặp gỡ Chúa trong bí tích. Cái thuở chưa biết gì ấy, làm sao có gì để lưu luyến, nhưng có đâu? Nhiều nhiều lắm, tiếng Chúa gọi qua tiếng ầu ơ, đưa võng. Tiếng Chúa mời gọi qua những lời kinh, dấu Thánh Giá của người anh, người chị, của cha mẹ, dịu êm bên tai, trong những giờ kinh tối của gia đình.

Rồi tuổi thơ, những ngày được đưa đến nhà thờ dự lễ, nơi mảnh đất chung của nhiều người trong xóm đạo. Dù chưa biết gì, cũng làm dấu, cũng chạy nhảy và nghịch ngợm cả trong những giờ đang cử hành thánh lễ. Tuổi thơ lớn lên, dần dà ý thức trang nghiêm mỗi khi đến với Chúa. Quỳ gối, đọc kinh theo chặng đàng Thánh Giá và những kỷ niệm của ngày hôn chân Chúa. Những nắm nả, những tiếng kinh, mùi dầu thơm của ngày hôn chân Chúa. Trong ngày lễ vọng Phục Sinh, từng kỷ niệm ấy góp về để nhớ về một thời được bồng trên tay, xức dầu, đổ nước rửa tội, được nhắc lại trong lời tuyên xưng đức tin, rảy nước thánh… Những điểm hẹn dấu yêu!

Galilê, những ngày sống chết với Chúa và sống với nhau

Theo chú giải của William Barclay, sử gia Josephus nói về dân Galilê như sau: “Bao giờ họ cũng thích cải cách, bản tính họ thích thay đổi và thích bạo động. Họ luôn sẵn sàng theo một thủ lãnh và phát khởi một cuộc nổi dậy. Họ nổi tiếng là người nóng tính và thích cãi vã. Tuy nhiên, họ cũng là những người hào hùng nhất”. Có lẽ tại vùng đất đầy hấp dẫn này, Chúa có kinh nghiệm về con người nơi đây. Bắt đầu từ hội đường Nazareth, nơi Người sinh trưởng, không phải là làng quê hẻo lánh mà là một thành có tầm cỡ lịch sử và có các trục lộ giao thông của thế giới chạy qua ngay trước ngõ. Chúa Giêsu đã kêu gọi những môn đệ đầy nhiệt huyết muốn thay đổi xã hội cách họ đang sống, để hướng tới một thế giới yêu thương hơn, bớt đi những xấu xa và bất công. Họ theo chân Chúa, vì họ nhận ra trong lời nói cũng như việc làm, “Người giảng dạy như Ðấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư”(Mc 1,21).

Thời gian các môn đệ ở với Chúa có biết bao buồn vui cùng với Thầy của mình, những lúc chứng kiến Chúa chữa lành, xua trừ ma quỷ, rao giảng về Nước Trời và dạy dỗ họ. Vùng đất của biết bao kỷ niệm ở Galilê có thành Capharnaum, Nazareth. Samaria nằm giữa xứ Palestina với những con đường nối liền Nam - Bắc. Giuđêa là miền núi có thủ đô Giêrusalem và Pêrêa bên kia sông Giođan. Phía Bắc là miền Decapolis, nơi dân cư phần nhiều thuộc văn hóa Hylạp.

Nơi đâu cũng có những dấu ấn kỷ niệm của một thời, những ngày tranh luận ai lớn nhất Nước Trời, tranh nhau ngồi chỗ nhất, tuyên xưng rồi lại ngăn cản Thầy không thể bị chết như thế được… Có sống với những kỷ niệm vui buồn, đau thương khi vấp ngã mới nhớ được rõ hơn từng nơi trải qua. Những kỷ niệm giờ đây Chúa lại hẹn về Galilê, để đốt nóng lên những tình yêu xưa, các tông đồ tưởng như đã hết, nay lại đã dồi dào sức sống.

Không chỉ ở Galilê, ngay trong ngôi nhà, mỗi gia đình đều có những dấu ấn kỷ niệm của những ngày hạnh phúc hay đau thương, chỗ này cha ngồi nghỉ mỗi khi mỏi mệt, nơi này mẹ đã ngồi kể những chuyện xưa cho các con, chỗ này nơi anh chị em cùng hội họp sẻ chia hạnh phúc, nơi này ngậm ngùi chia cách… Những dấu ấn từng gia đình, biết bao lần cùng nhau ôn lại, những kỷ niệm được sống lại trong những lúc gặp gỡ, chuyện vui, chuyện buồn, giờ kinh giỗ… Kể cho nhau để sống những gì tốt đẹp và để quên đi những nỗi buồn chất chứa. Ðó là một phần nào đó sống chút ít kinh nghiệm như xưa Chúa hẹn gặp lại các môn đệ ở nơi chôn nhau cắt rốn.

Cộng đoàn, nhà thờ, hội đoàn, người Kitô hữu thường lui đến nhóm họp. Biết bao kỷ niệm, bao là dấu ấn thời gian ghi khắc. Những khuôn mặt thân quen, những giọng đọc, giọng hát, tiếng cười nói của những năm tháng. Những chỗ ngồi, chỗ đứng, nơi từng bước dạo, trong cũng như chung quanh nhà thờ. Có người đã ra đi và những chỗ đứng ngồi ấy vẫn còn đây. Rồi bao chuyện vui, buồn, tang tóc… nơi nhà thờ từng đưa tiễn, nơi nhóm bạn hát, nhóm, hội đoàn, cùng sẻ chia… Bao nhiêu tâm tình, nếu chỉ là đất ở, có lẽ cũng chẳng có nhiều kỷ niệm như là mảnh đất mà những tâm hồn đang cùng nhau hiệp thông cùng Chúa. Ðó cũng là một phần kinh nghiệm để sống Chúa hẹn gặp tại Galilê.

Những điểm hẹn đẹp, êm đềm và hằng cháy mãi trong lòng không nguôi. Chúa đã ghi dấu tình yêu trong mỗi trái tim chúng con, nên điểm hẹn với Chúa, với nhau, với từng gia đình, trở nên tràn nhựa sống và thêm đầy ý nghĩa cho đời sống hôm nay.

Chúng con xin tạ ơn Chúa!

LM. Giuse Hoàng Kim Toan- TGP TPHCM

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.