Nước Chúa đến gần

CN II Mùa Vọng - năm A - Mt 3,1-12

“Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3,2)

Nước Chúa đến trong con người nơi nào uy quyền vương giả của Thiên Chúa được nhìn nhận. Mặc dầu Thiên Chúa luôn là tối thượng, Kinh Thánh vẫn nhắm tới một “vương quốc” tương lai hay là “nước” cứu độ. Nước này đã đến trong Đức Kitô và sẽ đến với sự viên mãn của nó khi Chúa Giêsu Kitô lại đến.

File:Alessandro Allori - The Preaching of St John the Baptist - WGA0183.jpg  - Wikimedia Commons

Thiên Chúa tối cao trên Israel và trên toàn trái đất. “Muôn dân náo động, muôn nước chuyển lay, tiếng Ngài vang lên là trái đất rã rời” (Tv 47,7-8) “Chúa là Vua hiển trị đến muôn đời” (Xh 15,18; x. 1Sm 12,12; 1Sb 16,31; 28,5; 29,11-12; Tv 9,7-8; 45,6; 93,1-2; 103,19; 145,11-13; Is 37,16; Đn 4,34-35).

Muôn dân mong đợi Nước Chúa đến: “Cánh tay Ta sẽ lãnh đạo muôn dân nước, muôn đảo đặt hy vọng nơi Ta và mong chờ Ta ra tay hành động” (Is 51,4-5), cụ thể như ông Giuse thành Arimathêa “là người vẫn mong đợi Triền Đại của Thiên Chúa” (Mc 15,43 // Lc 25,31 x. Is 2,2 // Mk 4,1-3; Is 32,1; Gr 3,17; Đn 2,44; 7,18.21-22.27; Dcr 8,22; 4,9; Mc 11,10). Việc Nước Chúa đến có liên hệ với việc xuất hiện của Đấng Cứu Thế, “Người sẽ mở rộng quyền bính và lập nền hòa bình vô tận… Người sẽ làm cho vương quốc được kiên cố vững bền” (Is 9,6-7), “con người ngự giá mây trời mà đến… Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị…” (Đn 7,13-14). Chúa Giêsu thường dùng từ “con người” để nói về mình (x. Is 11,1-9; Gr 23,5-6; Mk 5,2).

Nước Chúa là tâm điểm lời rao giảng của Chúa Giêsu và của các tông đồ: “Tin Mừng này về Vương Quốc sẽ được loan báo trên khắp thế giới, để làm chứng cho mọi dân tộc được biết” (Mt 24,14). “Chúa Giêsu rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa” (Lc 8,1; x. Mt 4,17.23; 9,35). Người ra chỉ thị cho các tông đồ: “Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần” (Mt 10,7; Cv 1,3.6-8; x. Mc 1,14-15; Lc 4,43; 9,2.11; 10,9). Và các tông đồ đã đi loan báo tin mừng Nước Thiên Chúa (Cv 8,12 19,8; 20,25; 28,23.31).

Nước Chúa đã đến trong Đức Kitô và như vậy đang hiện thực: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3,2; 4,17). “Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh thì sẽ chiếm được” (Mt 11,10). Ước lệ Do Thái tránh dùng tên Chúa nên thánh Matthêu hay dùng “Nước Trời” (x. Mt 13,31-32 // Mc 4,30-32 // Lc 13,18-19 Mt 13,33 // Lc 13,20-21; Mt 16,28 // Mc 9,1 // Lc 9,27; 11,20; 16,16; 17,20-21).

Nước Chúa chỉ đến trọn vẹn khi Chúa Giêsu Kitô lại đến: tính tương lai của Nước Chúa (Lc 22,18 // Mt 26,29 // Mc 14,25; Mt 6,10 // Lc 11,2; Mt 25,31; Lc 22,16; 1Cr 15,24; 2Tm 4,18; Kh 11,15; 12,20).

LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.