Nước trường sinh

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY - NĂM A

Bài đọc 1: Xh 17,3-7; Bài đọc 2: Rm 5,1-2.5-8; Tin Mừng: Ga 4,5-42.

Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, đến năm 2025 sẽ có 30 quốc gia với khoảng 35% dân số thế giới rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Nghiên cứu của UNICEF và WHO cho thấy từ năm 2000 đến nay, có khoảng 1,8 tỷ người đã được tiếp cận với nước uống bảo đảm tiêu chuẩn an toàn. Thế nhưng vẫn còn hơn 2 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường. Ở Việt Nam, dự đoán đến năm 2025, lượng nước cho đầu người chỉ còn khoảng 3.100 m3, thuộc mức dưới trung bình. Nguồn nước ngày càng khan hiếm, nhất là phụ thuộc vào chế độ điều tiết từ hệ thống thủy điện của các nước ở thượng lưu cùng với chất lượng ngày một xấu đi do tác động của thiên tai và nhân tai. Lời phát biểu của ông Audrey Azoulay, Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) khiến chúng ta phải suy nghĩ: “Tiếp cận với nước là quyền mang tính sống còn của mỗi con người. Tuy nhiên, hàng tỷ người vẫn bị tước đoạt quyền đó”.

Suy nghĩ về nước tự nhiên, chúng ta nghĩ gì về Nước trường sinh qua các Bài đọc Chúa nhật hôm nay? Bài đọc I (x. Xh 17,3-7) cho thấy: trong cuộc hành trình tiến vào Đất Hứa, khi dân Ítraen thiếu nước trong sa mạc, Thiên Chúa đã cho nước vọt ra từ tảng đá khi ông Môsê vâng lệnh Thiên Chúa lấy gậy đập lên. Trong Bài Tin Mừng (x. Ga 4,5-42), Đức Giêsu nói với người phụ nữ Samari: “Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước chảy vọt, mang lại sự sống muôn đời”. Thánh Phaolô giải thích trong Bài đọc II (x. Rm 5,1-2.5-18): “nước” ấy chính là Thánh Thần và tình yêu: “Thiên Chúa đã đổ tình yêu vào lòng ta, nhờ Thánh Thần Ngài ban cho ta”.

Trong sa mạc của cuộc sống hôm nay, chúng ta cũng chịu nhiều gian khổ và cũng cảm thấy biết bao khát vọng không được thỏa mãn: khát chân lý, khát tự do, khát công bình, khát yêu thương, khát hạnh phúc, khát niềm tin... Thiên Chúa đã dùng chính hoàn cảnh thiếu thốn ấy để giáo dục chúng ta hiểu biết điều thiết yếu trong cuộc sống là tin cậy vào Thiên Chúa để được cứu rỗi. Dân Ítraen muốn thoát cảnh nô lệ Ai Cập thì không được tiếc nuối “củ hành củ tỏi” ở Ai Cập, mà cần phải tin cậy vào Thiên Chúa để vượt qua mọi thử thách trong hành trình tiến vào Đất Hứa. Bài Tin Mừng cho thấy: Đức Giêsu trước tiên xin người phụ nữ Samaria cho Ngài nước uống, sau đó Ngài cho biết Ngài là Nước trường sinh. Như thế, ai tin cậy nơi Ngài thì Ngài ở trong người ấy và người ấy sẽ có một sức sống dồi dào cho chính bản thân và cho người khác nữa; khi người phụ nữ Samaria đã tin vào Đức Giêsu thì chị trở thành người loan Tin Mừng cho những người khác trong làng. Những người này ban đầu tin vì nghe theo lời chị, nhưng sau đó họ nói: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Ngài thật là Đấng cứu độ trần gian”. Đó chính là Ân sủng của Thiên Chúa ban qua Đức Giêsunhờ Thánh Thần mà thánh Phaolô đã khẳng định: “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Ngài vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Ngài ban cho chúng ta”.

Bài Tin Mừng còn cho biết rằng những người Samari thờ phượng Thiên Chúa trên núi Garizim, còn những người Do Thái thờ phượng Thiên Chúa trên núi Sion. Hai bên tranh cãi với nhau, thù ghét nhau. Đức Giêsu nói với người phụ nữ Samari: “Đã đến giờ - và chính là lúc này - những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng trong thần khí và sự thật”. Thờ phượng “trong thần khí” là thờ phượng theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; thờ phượng “trong sự thật” là thờ phượng với tâm tình kết hợp với Đức Giêsu, Đấng đã xưng mình là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Uớc gì chúng ta luôn cầu nguyện với lời Thánh Vịnh 42: “Như nai rừng mong mỏi - Tìm về suối nước trong - Hồn con cũng trông mong - Tìm đến Ngài, lạy Chúa”, nhất là luôn sống kết hợp với Đức Giêsu trong tư tưởng, lời nói và việc làm.

GM. Antôn Vũ Huy Chương - GP Ðà Lạt

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Làm cớ sa ngã
Làm cớ sa ngã
Chúng ta sống trong một thế giới có nhiều gương xấu. Gương xấu lan nhanh nhờ các phương tiện truyền thông, tạo nên một bầu khí ô nhiễm thấm vào buồng phổi.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXV TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXV TN - năm B
Trong Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu ba lần loan báo cuộc khổ nạn và phục sinh cho các môn đệ ở ba nơi khác nhau (8,31 ở Xêdarê Philípphê; 9,31 khi băng qua Galilê; 10,33-34 khi lên Giêrusalem lần cuối).
Bất khả tri, thuyết
Bất khả tri, thuyết
Bất: không; khả: có thể; tri: biết. Bất khả tri: không thể biết; thuyết: lập luận. Thuyết bất khả tri: chủ trương có những điều con người không thể biết được.