Evangelium, Gospel, Évangile
Phúc: điều lành; âm: tin báo. Phúc âm: tin lành.
Phúc Âm có gốc tiếng Hy Lạp là eu-angelion còn được gọi là Tin Mừng.
a) Trong Cựu Ước, danh từ Phúc Âm lúc đầu được dùng theo nghĩa bình thường, là phần thưởng cho người đưa tin về cuộc chiến thắng trên kẻ thù (2 Sm 4,10; 18,22) hay là chính việc đưa tin đó (2 Sm 18,20).
![]() |
Về sau, động từ “loan báo Phúc Âm” được dùng theo nghĩa tôn giáo: đó chính là loan báo phúc cứu độ Thiên Chúa ban vào thời cánh chung (x. Is 52,7; 60,6). Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã dùng từ Phúc Âm hoàn toàn theo nghĩa này: đó là sứ điệp cứu độ mà chính Người mang đến. Nội dung chính yếu của sứ điệp là: Nước Thiên Chúa đã đến, mọi người hãy hoán cải và đón nhận tin hạnh phúc ấy (x. Mc 1,15).
b) Phúc Âm còn là lời rao giảng của các Tông Ðồ liên hệ đến cuộc đời và lời giảng dạy, nhất là sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Ðối với các ông, Chúa Giêsu không chỉ là người rao giảng Phúc Âm về Nước Thiên Chúa, mà còn là đối tượng của sứ điệp cứu độ ấy, vì nơi Người Thiên Chúa đã biểu lộ cuộc khải hoàn của sự sống trên sự chết (1 Cr 15,1-8). Theo Maccô, chính Ðức Kitô là Phúc Âm của Thiên Chúa cho nhân loại (x. Mc 1,1).
c) Phúc Âm cũng chỉ bốn quyển sách đầu tiên trong bộ Thánh Kinh Tân Ước do bốn tác giả Matthêu, Maccô, Luca và Gioan ghi chép lại cuộc đời, lời giảng dạy, Cuộc Khổ Nạn và Sự Sống Lại của Chúa Giêsu.
Tiểu ban Từ vựng UBGLÐT/HÐGMVN
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.