Sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô

(CN XXIV thường niên - Lc 15,1-32)

“Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Ðức Giêsu để nghe Người giảng” (Lc 15,1)

Chúa Giêsu đã đến mặc khải Thiên Chúa, loan báo Nước Thiên Chúa đến và cứu độ nhân loại sa ngã qua cái chết của Ngài trên thập tự giá. Dầu Ngài đã đến trước tiên với người Do Thái, sứ mệnh của Chúa Giêsu hướng tới toàn thể nhân loại và còn tiếp nối qua các chứng nhân được tràn đầy Thánh Thần trong Giáo hội.

Kết quả hình ảnh cho chúa giêsu rao giảng tin mừng

Sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô bắt đầu từ Thiên Chúa :

- Sứ mệnh này do chính Thiên Chúa: “theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước. Ðức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi” (Cv 2,23; x. Ep 1,4-5; 1Pr 1,18-20).

- Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới lề luật, để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5; x. Ga 5,37-38; 7,29; 8,42; 10,36; 17,8; 1Ga 4,14).

- Chúa Giêsu Kitô đã đến để vâng theo ý Cha: “Tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Ðấng đã sai tôi” (Ga 6,38; Pl 2,5-8).

- Sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô được tình yêu Chúa thúc đẩy: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16; x. Rm 5,8; 1Ga 4,10).

Sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô là làm cho nhân loại nhận biết Thiên Chúa:

- Ngài mặc khải Thiên Chúa nơi chính con người mình: “Con Một vốn là Thiên Chúa và là Ðấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18 x. Dt 1,1-3 Ga 14,,9 17,26 Cl 1,15).

- Ngài mặc khải bằng việc giảng day: “dân chúng sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Ðấng có thẩm quyền” (Mt 7,27-28; x. Ga 18,37; 3,11-13).

Chúa Giêsu Kitô có sứ mệnh loan báo Nước Thiên Chúa: “Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa” (Lc 4,43; x. Mt 4,17; Mc 1,14-15; Mt 12,28 // Lc11,20).

Chúa Giêsu Kitô có sứ mệnh cứu độ nhân loại:

- Ngài đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã mất (Lc 15,10; 19,10).

- Ngài đến để cứu vớt: “vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội” (Mt 1,21; x. Rm 3,25-26; 1Tm 1,15).

- Ngài đến để bẻ gãy quyền lực quỷ dữ: “sở dĩ Con Thiên Chúa xuất hiện là để phá hủy công việc của ma quỷ” (1Ga 3,8; x. St 3,15; Ga 12,31; Dt 2,14-15).

- Ngài đến để mang lại sự sống đời đời (Ga 6,38-40; 10,10; 17,2-3)

- Ngài đến để đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa (x. Ep 2,18; 3,12; Dt 10,19-20).

- Ngài đến để đổi mới nhân loại đã quỵ ngã (x. Rm 5,17-18; 1Cr 15,21-22).

Chúa Giêsu Kitô có sứ mệnh thiết lập Hội Thánh, như Ngài đã nói với thánh Phêrô: “Anh là Phêrô, nghĩa là Ðá. Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16,18; Ep 2,17-19; 5,25-27; 1Pr 2,4-5.9-10).

Mục tiêu sứ mệnh Chúa Giêsu Kitô nhắm tới:

- Chúa Giêsu Kitô đến trước hết với nhà Israel (x. Mt 10,5-6; 15,24; Ga 1,11).

- Nhưng sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô mở rộng đến mọi dân tộc, như tiên tri Isaia đã báo trước: “Này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng trái đất” (49,6; x. Mt 8,11; Ga 10,16; Mt 8,10 // Lc 7,9; Mt 15, 28 // Mc 7,29; Cv 1,8; 26,17-18).

Sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô làm cho Thánh giá trở thành cần thiết: “Người đã xóa sổ nợ bất lợi cho chúng ta … Người đã hủy bỏ nó đi bằng cách đóng đinh nó vào thập giá” (Cl 2,14-15; x. Mt 20,28 // Mc 10,45; Mt 16,21 // Mc 8,21 // Lc 9,22; Lc 12,50; Dt 12,2).

Sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô sẽ được hoàn thành khi Ngài trở lại: “chúng ta biết rằng khi Ðức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy” (1Ga 3,2 Mt 24,31 // Mc 13,27 Cl 3,4 1Tx 4,16-17).

Sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô tiếp tục qua Hội Thánh, như Ngài đã nói với các tông đồ: như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21 Mt 28,18-20 Ga 15,26-27).

LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật IV Phục sinh năm B
Trong Chúa nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào.
Thập tự giá
Thập tự giá
Thập tự giá là khung gỗ có hình chữ T của tiếng Hy Lạp, đôi khi có hình chữ thập như trong chữ Hán, người Rôma dùng để cột hoặc đóng đinh các phạm nhân nô lệ hoặc không phải công dân của họ vào đó
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hoàn thiện trong đời sống đức Tin
Hai ngàn năm qua, Giáo hội rao giảng một Tin Mừng duy nhất, đó là Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Thiên Chúa là đấng trung tín. Chúa luôn luôn yêu thương chúng ta và không bao giờ phản bội con người.
Xương
Xương
“Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây” (Lc 24,39).
Emmau - Đamas
Emmau - Đamas
Có thể nói, đường đi Emmau đâu có khác chi đường đi Đamas. Hai môn đệ chán chường về quê, Saolô hăng hái lên đường bắt bớ.
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Chạm vào lòng thương xót của Chúa
Đoạn Tin Mừng hôm nay dù đã được chọn đọc cho lễ Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh trước khi gắn với lễ kính Lòng Thương xót của Chúa, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội khám phá ra dung mạo tuyệt vời của lòng Chúa xót thương được thể...
Hôm nay
Hôm nay
Hôm nay có nghĩa là giây phút hiện tại mà con người được Thiên Chúa mời gọi sống theo đúng ơn gọi của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với bản thân, với tha nhân và với vạn vật.
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).