Sứ vụ rao giảng sự công chính

Chúa nhật VII Phục sinh - Năm A

LỄ CHÚA THĂNG THIÊN

Bài đọc 1: Cv 1,1-11; Bài đọc 2: Ep 1,17-23; Tin Mừng: Mt 28,16-20.

Theo thánh Luca, biến cố Chúa về trời mang một ý nghĩa sâu xa, nhằm biến đổi các tông đồ và khởi sự sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Giáo hội Chúa Kitô. Thánh Luca thuật lại biến cố này để kết thúc Tin Mừng và cũng để khởi đầu sách Tông đồ Công vụ của ngài.

Việc Chúa Thăng Thiên mang lại một âm hưởng sâu xa nơi các môn đệ. Đối diện trước biến cố này, các ông ngỡ ngàng, ngước lên trời cao (Cv 1,10), và chưa thể hiểu được sự việc đang xảy ra. Nhưng sau đó, các ông đã hiểu và đã dần dần đến sự huyền nhiệm của Đức Kitô. Kết quả là “Các ông bái lạy Người, trở về Giêrusalem lòng đầy hân hoan và họ ở trong đền thờ, ngày đêm chúc tụng Chúa” (Lc 24,52-53). Các tông đồ nhìn xem Chúa lên trời, về với Chúa Cha, và biến cố này đem lại cho họ niềm vui, niềm hy vọng, và sự dấn thân cho sứ vụ.

Cử hành lễ Thăng Thiên, Giáo hội cử hành niềm vui, niềm hy vọng và đón nhận sứ vụ, điển hình là trong thánh lễ. Thực vậy:

1. Đức Giêsu lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha vì chính Chúa Cha đã sai Ngài đến trần gian. Đây là mầu nhiệm của Đức Giêsu Kitô thi hành sứ vụ của Thiên Chúa Cha, mầu nhiệm nhập thế, mầu nhiệm khổ nạn và mầu nhiệm Phục Sinh. Vì, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu là bằng chứng chắc chắn về ơn cứu độ và sự tha thứ tội lỗi (Do Thái 10,22-24).Cử hành thánh lễ, Giáo hội tuyên xưng: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại, cho đến khi Chúa đến”.

2. Khi Chúa Giêsu về trời, Ngài hứa vẫn hiện diện với chúng ta: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Ở bên hữu Chúa Cha, Ngài đảm nhận vai trò trung gian giữa con người với Chúa Cha. Nhờ Ngài và với Ngài, chúng ta được thông dự vào thế giới thần linh cùng Chúa Cha (1Ga 2,1). Trong thánh lễ, Giáo hội tuyên xưng: “Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô, mà mọi danh dự và vinh quang đều quy về Chúa, là Cha toàn năng, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời”.

3. Khi Chúa lên trời, vương quốc vĩnh cửu của Ngài bắt đầu khai mở. Thánh Phêrô đã viết: “Đấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa sau khi đã lên trời, đã bắt các thiên sứ và toàn thể thần minh phải phục quyền” (1P 3,22). Trong thánh lễ, cùng với ca đoàn Thiên Thần và các thánh, Giáo hội tung hô: “Thánh, thánh, thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, trời đất đầy vinh quang Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời. Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời”.

4. Khi Đức Giêsu lên trời, Giáo hội được trao ban năng quyền để tiếp tục thi hành sứ vụ của Chúa. Khi nói về việc Đức Giêsu sống lại và lên trời, thánh Phaolô đã khẳng quyết: “Thiên Chúa đã đặt tất cả mọi sự dưới chân Đức Giêsu và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh, mà Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Eph 1,22-23). Trong kinh tiền tụng của lễ Chúa Kitô là Vua, Giáo hội tuyên nhận: “Khi đã bắt mọi loài quy phục quyền bính mình, Người trao lại cho Chúa là Ðấng uy linh cao cả, một vương quốc vĩnh cửu và vô biên: vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an”.

5. Cuối cùng, Chúa lên trời còn là để dọn chỗ cho chúng ta như chính Người đã nói. Người Kitô hữu ý thức rằng quê hương đích thực của chúng ta là ở với Chúa trên trời. Mỗi lần sau truyền phép chúng ta đều tuyên xưng: “Con tuyên xưng Chúa đã chết đi. Con tuyên xưng Ngài đã sống lại. Trong vinh quang mai Người sẽ đến, đón chúng con lên trời về với Chúa Cha”.

Nhu cầu được biết Tin Mừng là khát vọng của nhiều người còn chưa biết Chúa. Vì thế, lệnh truyền của Đức Giêsu trước khi Ngài về với Chúa Cha đòi hỏi người Kitô hữu cấp bách ra đi ngoại biên để rao giảng Tin Mừng. Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam ngày nay, niềm vui, niềm hy vọng và sứ mạng của người Kitô hữu Việt Nam trong ngày lễ Thăng Thiên phải được biểu lộ qua nỗ lực xây dựng Nước Thiên Chúa, “không phải là chuyện ăn uống, nhưng là sự công chính, bình an, và hoan lạc trong Thánh Thần”. Sự công chính bình an và hoan lạc trong Thánh Thần được người Kitô hữu thể hiện qua chứng từ của lời nói và đời sống theo tinh thần của 8 mối phúc thật, Hiến chương Nước Trời, sau đây:

1) Là người nhận ra tội bất công trong cộng đoàn, ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự bất công đó và nỗ lực sửa trị.

2) Là người dùng quyền hành để phục vụ người khác, sử dụng khả năng mình có để phục vụ cộng đoàn, là người có uy tín nhưng tránh phô trương và không ham hố quyền hành và chức danh.

3) Là người khóc than cho những đổ vỡ và ly tán trong cộng đoàn, than khóc cho những thành kiến, những lo sợ, tội lỗi và khổ sở chia rẽ; là người biết nhu cầu chữa lành những thương tổn của tâm hồn anh chị em trong cộng đoàn.

4) Là người sẽ không được mãn nguyện cho đến khi cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa hiện diện trong cộng đoàn; là người thiết tha cầu xin sự công chính, để cho cộng đoàn ngày một an bình và phát triển hơn.

5) Là người tha thứ những lầm lỗi, tổn thương và tội lỗi, thể hiện sự chăm sóc của Thiên Chúa đối với các thành viên trong cộng đoàn; là người đối xử với mọi người vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa.

6) Là người, trong bầu khí gia đình cộng đoàn, tỏ lòng quan tâm và ý thức rằng Thiên Chúa ở - cùng - chúng ta và rằng Thiên Chúa chăm nom chúng ta, và góp phần chia sẻ với sự lo toan của Thiên Chúa.

7) Là người nhận ra và khẳng định phẩm giá của từng người trong cộng đoàn; ý thức được mỗi người đều quý giá trong mắt Thiên Chúa; nỗ lực tiến đến sự hòa giải sống Phúc Âm trong cuộc đời và trong những tương quan của mình với mọi người.

8) Là người chấp nhận bị loại trừ vì sống theo Tin Mừng Đức Kitô, bị tẩy chay khi chia sẻ Tin Mừng với anh chị em, và chấp nhận tự hủy để trở thành muối đất và là ánh sáng cho trần đời.

Mừng Chúa Thăng Thiên là như thế; không phải mừng vì Đức Kitô được vinh thăng, mà thực chất là mừng cho chúng ta là môn đệ của Ngài cũng được cất nhắc lên cách kỳ diệu. Niềm vui đó ta có được không phải vì nhìn lên trời như một mơ ước và chờ đợi, nhưng vì đi sâu vào nội tâm, nơi Thần Khí Đức Kitô Giêsu hiện diện và tác động, để nghiệm thấy tình yêu mạnh mẽ của Người, và sẵn sàng để cho tình yêu đó thúc đẩy ta lên đường công bố niềm vui Phục Sinh cho mọi tạo vật, và xây dựng Nước Thiên Chúa trong thế giới hôm nay.

Giám mục Giuse Trần Văn Toản - GP Long Xuyên

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Theo Chúa vì tin
Theo Chúa vì tin
Nghe và nói là chức năng quan trọng. Nghe được và nói được là hai ơn rất lớn Chúa ban cho con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chính yếu phải giữ. Ngài còn mời gọi đám đông nên để ý đến cái bên trong trái tim hơn cái bên ngoài.
Điếc
Điếc
Điếc là tình trạng của một người hoàn toàn hoặc một phần nào không nghe được. Từ điếc có thể dùng để diễn tả những giới hạn về thể lý hay thiêng liêng, nó thường được dùng để mô tả sự nổi loạn thiêng liêng.
Theo Chúa vì tin
Theo Chúa vì tin
Nghe và nói là chức năng quan trọng. Nghe được và nói được là hai ơn rất lớn Chúa ban cho con người.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXII thường niên - năm B
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về cái chính yếu phải giữ. Ngài còn mời gọi đám đông nên để ý đến cái bên trong trái tim hơn cái bên ngoài.
Chúc tụng
Chúc tụng
Chúc: mừng, mong ước điều may mắn cho người khác; tụng: khen. Chúc tụng: khen ngợi.
Thanh tẩy
Thanh tẩy
“Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa” (Mc 7,2).
Ðức tin tinh tuyền
Ðức tin tinh tuyền
Vài năm trở lại đây, cuộc sống kinh tế có phần cải thiện và những khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo cũng đã được tháo cởi, nhờ đó các cộng đoàn tín hữu có nhiều biến chuyển trong những thực hành đạo đức.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXI thường niên - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXI thường niên - năm B
Đức Giêsu nhận mình là Đấng từ trời xuống (Ga 6,38.42; x. Ga 3,31). “Trời” được coi là thế giới của Thiên Chúa (Ga 3,27), thế giới của Thần Khí (Ga 1,32).
Bỏ đạo, sự
Bỏ đạo, sự
Sự bỏ đạo Công giáo được thấy ở nhiều mức độ và nhiều dạng thức khác nhau như: bỏ đạo một cách hiển nhiên hay không hiển nhiên.
Tin, nhận chúa Giêsu
Tin, nhận chúa Giêsu
Vừa định cư tại Đất Hứa, dân Chúa đã bị cám dỗ chạy theo các thần ngoại lai, khiến Giosuê phải mời gọi họ lặp lại giao ước với Thiên Chúa. Dân đã đáp lời (Gs 24).