Tất cả đều là anh em con cùng một cha

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN-NĂM A

Bài đọc 1: Ml 1,14b - 2,2b.8-10; Bài đọc 2: 1Tx 2,7b-9.13; Mt 23,1-12.

Ai cũng có một gia đình, một khởi điểm phát xuất bởi tình yêu giữa cha và mẹ. Con có cha như nhà có nóc. Vì thế, mọi cá thể sống trong cùng một nóc nhà đều là anh em với nhau. Bước thêm một ngưỡng để nhận ra rằng, tất cả nhân loại từ cổ chí kim và cho đến ngày tận cùng của trái đất, mọi người đều là anh em vì có chung một Thiên Chúa tạo dựng là Cha trên trời.

Chính Đức Giêsu trong bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay đã khẳng định: “Phần các ngươi, các ngươi đừng muốn được người ta gọi bằng thầy, vì các ngươi chỉ có một Thầy, còn tất cả các ngươi đều là anh em với nhau. Và các ngươi cũng đừng gọi ai dưới đất là cha: vì các ngươi chỉ có một Cha, Người ngự trên trời”. Gia đình Thiên Chúa có tôn ti trật tự, phải biết kính trên nhường dưới, nhưng không vì thế mà sinh ra đẳng cấp theo kiểu cá lớn nuốt cá bé. Hoặc theo lối gia trưởng, chỉ tay năm ngón, buộc bề dưới phải nghe và chấp hành, còn các đấng bề trên chỉ nói mà không làm. Chính Chúa đã cực lực lên án: “Các luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên tòa Môisê: vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ: vì họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử”. Dù đã được trở thành người môn đệ của Chúa, nhưng không dễ gì mang lấy được hình ảnh của Thầy đã cởi áo, thắt lưng, cúi xuống rửa chân cho môn đệ.

Trong chuyến tông du đến Canada năm 2022, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công khai xin lỗi về vai trò của Giáo hội Công giáo trong việc điều hành phần lớn hệ thống trường nội trú do chính phủ Canada tài trợ. Ngài thừa nhận các trường nội trú do Giáo hội điều hành đã đàn áp các ngôn ngữ bản địa, dẫn đến lạm dụng thể chất, lời nói, tâm lý và tinh thần, ảnh hưởng sâu sắc đến “mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, ông bà và cháu chắt”, và chân thành bày tỏ: “Đức tin Kitô giáo cho chúng ta thấy đây là một sai lầm tai hại, không phù hợp với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Thật đau lòng khi nghĩ đến cơ sở vững chắc của các giá trị, ngôn ngữ và văn hóa từng tạo nên bản sắc đích thực của các dân tộc nơi đây đã bị xói mòn xiết bao, và anh chị em đã tiếp tục phải trả giá cho điều này. Trước sự xấu xa đáng trách này, Giáo Hội quỳ gối trước Thiên Chúa và cầu xin Người tha thứ cho tội lỗi của con cái mình… Bản thân tôi muốn khẳng định lại, với sự xấu hổ và không hàm hồ, tôi khiêm tốn cầu xin sự tha thứ cho tội ác của rất nhiều Kitô hữu chống lại người dân bản địa. Nhân danh Chúa Giêsu, cầu mong điều này không bao giờ xảy ra nữa trong Giáo hội. Cầu mong Chúa Giêsu được rao giảng như Người mong muốn, trong tự do và bác ái. Trong mỗi người bị đóng đinh mà chúng ta gặp gỡ, mong sao không phải là một vấn đề cần giải quyết, nhưng là mỗi anh chị em cần được yêu thương, là xác thịt của Chúa Kitô được yêu thương. Xin cho Giáo hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, là một thân thể hòa giải sống động!”.

Đọc lại Sách Thánh, chính thái độ và cách hành xử của thánh Phaolô đối với giáo đoàn Thessalonica giúp chúng ta điều chỉnh lối suy nghĩ và cách sống của mình: “Chúng tôi đã trở thành như những kẻ bé mọn giữa anh chị em. Như người vú nuôi nâng niu con cái mình như thế nào, thì chúng tôi yêu thương anh chị em đến nỗi rất vui lòng trao phó cho anh chị em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà còn cả mạng sống bản thân nữa: vì anh chị em đã nên thiết nghĩa với chúng tôi. Anh chị em vẫn còn nhớ đến công lao khó nhọc của chúng tôi: phải làm việc ngày đêm để khỏi trở nên gánh nặng cho một ai trong anh chị em, khi rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa giữa anh chị em”.

Vâng, chỉ có Chúa là Cha, còn tất cả đều là anh chị em với nhau, như sách Malakhi đã viết: “Chớ thì mỗi người không có một người cha sao? Chớ thì không phải có một Thiên Chúa tạo thành chúng ta sao? Vậy tại sao mỗi người lại khinh rẻ anh em mình mà phản bội giao ước của các tổ phụ?”.

Linh mục Phaolô Dương Công Hồ - GP Ðà Lạt

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Dọn đường
Dọn đường
Bởi lẽ, sự toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của tình yêu, và tình yêu ấy luôn tôn trọng, đợi chờ sự ưng thuận tự do của con người. Mùa Vọng đâu chỉ là mùa chúng ta đợi trông Chúa, mà chính Chúa đang trông đợi chúng ta!
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Dám hối cải và dám mời gọi mọi người hối cải, đó là điều ông Gioan Tẩy Giả đã làm. Để làm được như thế cần nhiều can đảm. Giáo Hội chúng ta hôm nay, có cần những Gioan như thế không? 
Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Dọn đường
Dọn đường
Bởi lẽ, sự toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của tình yêu, và tình yêu ấy luôn tôn trọng, đợi chờ sự ưng thuận tự do của con người. Mùa Vọng đâu chỉ là mùa chúng ta đợi trông Chúa, mà chính Chúa đang trông đợi chúng ta!
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Dám hối cải và dám mời gọi mọi người hối cải, đó là điều ông Gioan Tẩy Giả đã làm. Để làm được như thế cần nhiều can đảm. Giáo Hội chúng ta hôm nay, có cần những Gioan như thế không? 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Những giá trị Nước Trời
Những giá trị Nước Trời
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay mời gọi mọi người nhìn lại vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại: vụ án Giêsu.
Hãm mình
Hãm mình
Hãm mình là việc con người từ bỏ điều vui thích hay chấp nhận sự khó nhọc, thiếu thốn, để ý chí dễ dàng tuân theo thánh ý Thiên Chúa hơn và dự phần vào Cái Chết của Chúa Kitô.