Tha thứ như Chúa là Đấng hằng thứ tha

1.

Theo các nhà chú giải Kinh Thánh, vào thời của Chúa Giêsu, người ta thường hay tranh luận với nhau là phải tha thứ mấy lần. Có người nói một lần, có người nói hai, ba lần; nhưng không ai nói đến lần thứ tư, giống như người Việt Nam chúng ta “quá tam ba bận”. Vì thế, biết thầy mình là người có lòng bao dung và đầy lòng nhân từ nên Phêrô đã nâng lên đến bảy lần, mà con số bảy, với người Do Thái, đã là con số tượng trưng cho sự hoàn hảo, do đó khi Phêrô hỏi: “có phải tha đến bảy lần không?” là muốn hỏi: “có phải tha mãi không?”. Câu trả lời của Chúa đã làm các Tông đồ chưng hửng, Ngài nhấn mạnh “không phải bảy lần mà là bảy mươi lần bảy” nghĩa là mãi mãi và mãi mãi. Rồi Ngài đưa ra một dụ ngôn để minh họa. Dụ ngôn nói về một người mắc nợ chủ mười ngàn nén vàng, một số tiến rất lớn đến độ, thời đó người nợ không thể trả nổi, nhưng ông chủ đã thương tình và tha nợ cho y, nhưng y lại không tha cho người bạn chỉ thiếu mình có một trăm quan tiền. Điều này giúp chúng ta dễ suy diễn là mình mắc nợ Thiên Chúa nhiều vậy mà Chúa còn lãng quên, còn anh em mình mắc nợ mình ít, sao mình trách móc, hằn học? Tuy nhiên, thực tế nhiều người hay tự nghĩ, bản thân có làm thiệt hại gì cho Chúa đâu, trong khi anh em lại gây thiệt hại lớn cho mình, vậy là có muốn thứ tha cũng khó có lòng tha thứ. Con người nhận biết bao nhiêu ân sủng của Thiên Chúa, mà chúng ta không nhận thấy. Hơn nữa, việc Chúa tha cho món nợ lớn như thế nói lên rằng không tội nào Chúa không tha cho chúng ta. Đừng bao giờ trách vấn tình thương của Chúa, có lẽ tội lớn nhất là hồ nghi về Tình Yêu của Ngài. Điều quan trọng là Chúa muốn con người có quả tim độ lượng, luôn nghĩ cho anh em mình, chấp nhận họ, thứ tha cho họ, như cách người khác vẫn thường chấp nhận chúng ta trước bao lỗi lầm thường nhật.

2.

Vấn đề được đặt ra ở đây là, nếu cứ tha thứ như thế, phải chăng chúng ta cứ dung dưỡng tội lỗi, để cho sự dữ hoành hành? Thưa không. Bởi vì Tình Yêu luôn dẫn đến sự hối cải, Tình Yêu chinh phục tất cả. Chính Tình Yêu sẽ là tiếng nói cuối cùng, như Chúa Kitô đã lên tiếng trên thập giá, để trả lời cho sự Dữ: “Lạy Cha xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” và Ngài mời gọi chúng ta tha thứ như Thiên Chúa là Cha: “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Ngày nay, tâm thức con người dường như muốn những kẻ ác phải bị trừng trị ngay lập tức, điều này được phản ảnh trong ứng xử hằng ngày, khắp nơi, từ các phim ảnh, đến những bình luận của nhiều người nơi Facebook. Họ phỉ báng nhau, chà đạp nhau, để người này chiến thắng người kia. Bài học về sự thứ tha có lẽ là điều khó lòng thực hiện. Chúa mời gọi chúng ta sự nhẫn nại như dụ ngôn hôm nay. Vì Ngài là Đấng làm mưa trên kẻ dữ cũng như người lành. Hơn nữa mỗi một điều xấu đều bị trừng phạt, thì ngay cả chúng ta liệu giờ này, phút này, có còn ngồi để đọc những trang báo nữa hay không?

Xin Chúa cho chúng con biết tha thứ như Chúa đã tha thứ cho chúng con.■

Lm Vinhsơn Nguyễn Văn Định,
Giám Tỉnh Dòng Carôlô Sacalabrini Việt Nam

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.
Bất kính
Bất kính
Bất kính là thái độ của tâm hồn con người đối xử với Thiên Chúa và tha nhân như không đáng giá gì.