Thuyết lạc giáo

(CN XXXII thường niên - Lc 20,27-38)

“Nhóm (Xađốc) chủ trương không có sự sống lại” (Lc 20,27)

Lạc thuyết là những giáo huấn do một nhóm tôn giáo lầm lạc chối bỏ vài khía cạnh trong giáo lý đã được thiết lập. Các văn sĩ Tân Ước không dung thứ các lạc thuyết trong Hội Thánh.

Lạc thuyết là giáo huấn xa lạ “Ðừng để cho đủ thứ lạc thuyết xa lạ mê hoặc anh em” (Dt 13,9; x. Gl 1,6-7; 2Tm 4,3-4).

Lạc thuyết và bản chất lầm lạc của Do Thái giáo:

- Phái Pharisêu. Thánh Phaolô nhìn nhận: “... tôi đã sống theo phái nhiệm nhặt nhất trong tôn giáo chúng tôi, tức là phái Pharisêu” (Cv 26,5; x. Cv 15,5; Pl 3,5-6)

- Xađốc: “Người Xađốc chủ trương rằng chẳng có sự sống lại” (Cv 23,8; x. Mt 22,23 // Mc 12,18 // Lc 22,27).

- Kitô giáo được coi như là lạc giáo trong Do Thái giáo: “Chúng tôi theo Ðạo mà họ gọi là bè phái ...” (Cv 24,14; x. Cv 24,5; 28,22).

Kết quả hình ảnh cho thuyết lạc giáo

Lạc thuyết trong Hội Thánh:

- Việc áp đặt luật Do Thái trên các lương dân trở lại: “có những người từ miền Giuđê đến dạy anh em rằng: nếu anh em chịu phép cắt bì theo tục lệ Môsê, thì anh em không thể được cứu độ” (Cv 15,1; x. Gl 6,12-13; 1Tm 1,3-7; Tt 1,10).

- Các lạc thuyết liên quan tới con người Ðức Giêsu Kitô: “... họ là những kẻ không tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô là Ðấng đã đến và trở nên người phàm. Ðó là kẻ mê hoặc và là tên phản Kitô” (2Ga 7; x. 1Ga 2,22-23; 4,1-3).

- Các lạc thuyết liên quan tới việc trở lại của Ðức Giêsu: “Nếu có ai hoặc đã nói, đã viết thư quả quyết rằng. Ngày của Chúa gần đến, thì anh đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hoảng sợ” (2Tx 2,1-2 x. Mt 24,45 // Mc 13,5-6 // Lc 21,8 Mt 24,23-24 // Mc 13,21-22).

Những nguồn gốc của lạc giáo:

- Giáo huấn sai lạc của loài người: “Hãy coi chừng chớ để ai gài bẫy anh em bằng mồi triết lý và những tư tưởng giả dối rỗng tuếch theo truyền thống người phàm và theo những yếu tố của vũ trụ chứ không theo Ðức Kitô”. (Cl 2,8; x. Ep 4,14; Cl 2,20-22).

- Quyền lực lừa gạt của mà quỷ: “... vào thời cuối cùng, một số người sẽ bỏ đức tin mà theo những thần khí lừa dối và những giáo huấn của ma quỷ ...” (1Tm 4,1; x. 1Ga 4,2-3.6)

Sự chống lại của Kitô hữu với lạc giáo:

- Cảnh báo: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị những kẻ phạm pháp và lầm lạc lôi cuốn, mà không đứng vững nữa chăng” (2Pr 3,7; x. 1Tm 4,7; Tt 1,10-14).

Kết án: “... vì tham lam, họ dùng lời lẽ gạt dần anh em để trục lợi. Án phạt họ đã sẵn sàng từ lâu, và họa diệt vong đã gần kề” (2Pr 2,3; x. Gl 1,8-9; 2Pr 2,17-22).

LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Mộ
Mộ
Truyền thống thời các tổ phụ cho biết, người ta dùng hang động tự nhiên để làm mộ: Abraham mua ở Hebron, nơi có hang Makpela làm nơi ông và bà Sara được mai táng (St 23,19 25,9).
Họ đã thấy và đã tin
Họ đã thấy và đã tin
Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Thánh Phaolô khẳng định, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta ra vô ích, và Kitô hữu là những người khốn khổ nhất (x.1Cr 15,17-19).
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật Lễ Lá - năm B
Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?
Con đường theo Chúa
Con đường theo Chúa
Trong ngôn ngữ thông thường, người ta vẫn nói: tin là theo Chúa, là theo Đạo. Chữ “theo” ở đây diễn tả một hành trình dài, một hướng đi cho cả cuộc đời. Con đường theo Chúa bao gồm vui mừng và đau khổ đan xen.
Sự chết và sự sống
Sự chết và sự sống
Theo quy luật chung, cuộc sống của chúng ta tồn tại nhờ vào sự hy sinh của những người có liên hệ, cụ thể là cha mẹ và những người thân. Chúng ta sống và tồn tại cũng là nhờ các loài sinh vật cỏ cây mà mình dùng làm...
Con rắn
Con rắn
Tiếng Hy Lạp có từ ophis (rắn) và echidna (rắn độc), trong khi tiếng Do Thái trong Cựu Ước có đến chín danh xưng để chỉ con rắn. Trong số đó, leviathan và tanmin (con rồng) chỉ những thực thể bí nhiệm và nehushàn là con rắn đồng, đối tượng...
Chúa yêu thương thế gian
Chúa yêu thương thế gian
Trong bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất quan trọng mà chúng ta phải thuộc lòng để luôn ghi nhớ. Đó là câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian…
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật III Mùa Chay - năm B
Hãy ngắm nhìn những hành vi giận dữ của Đức Giêsu: Ngài làm roi để đuổi, đổ tung và lật nhào bàn, bắt đem ra khỏi đây. Bạn nghĩ Đức Giêsu sẽ làm gì, nói gì khi đến với Đền thờ tâm hồn của chúng ta hôm nay?
Đoàn chiên
Đoàn chiên
Đoàn chiên là hình ảnh dùng để chỉ Dân Thiên Chúa.