Tiệc Thiên sai

(CN XXI thường niên - Lc 17,22-30)

“Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa” (Lc 13,29)

Bữa tiệc thiên sai là hình ảnh biểu trưng cho những phúc lành của thời sắp tới, thời mà những người được Chúa chọn ai dự tiệc sang trọng với Ðấng Mêsia (Thiên Sai). Trong Tân Ước bữa tiệc này thường được mô tả như một tiệc cưới với Chúa Giêsu Kitô như chàng rể và Hội Thánh như cô dâu cũng như khách dự. Bữa Tiệc sẽ xảy ra sau khi Nước Thiên Chúa hoàn thành, được tiền trưng bằng bữa tiệc ly

Bữa tiệc được hứa trước: “ngày ấy trên núi này, Ðức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế” (Is 25,6; x. Lc 14,15).

Kết quả hình ảnh cho Lc 13,29

Ý nghĩa của việc đãi tiệc:

- Ðây là dấu chỉ của phúc lành thiêng liêng: “Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù. Ðầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu con đầy tràn chan chứa” (Tv 23,5; x. G 36,6; Is 1,19 33,1-2; Gc 2,24-26).

- Là dấu chỉ sự mãn nguyện thiêng liêng: “Lòng thỏa thuê như khách vừa dự tiệc, môi miệng con rộn rã khúc hoan ca” (Tv 63,6 Tv 107,9 Is 58,11 Ed 34,14 Ga 7, 37-38 Kh 7,16-17).

- Là dấu chỉ tình thân nghĩa với Thiên Chúa: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3,20; x. Xl 24,11; Dc 2,4).

Tiệc thiên sai như là một tiệc cưới:

- Việc chào mời: “Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách …” (Mt 22,2-3) và “hạnh phúc thay kẻ được mời đến dự tiêc cưới Con Chiên” (Kh 19,9) (x. Mt 25, 1-10 Lc 14, 16 Xh 21, 2.9-10).

- Nhưng lời mời đã bị từ chối! “nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi, kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết” (Mt 22,3-6; Lc 14,16-20).

- Lời mời được gửi tới người khác: “Con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 8,12) trong khi đó: “Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Abraham, Isaac và Giacob trong Nước Trời” (Mt 8,11) (x. Mt 22,7-14; Lc 13, 28-29; 14,21-24).

Việc dự trước vào tiệc thiên sai:

- Khi vui hưởng lòng nhân hậu Chúa: “Trong vòng bảy ngày, anh em sẽ mở lễ kính Ðức Chúa, Thiên Chúa của anh em, tại nơi Ðức Chúa chọn, vì Ðức Chúa, Thiên Chúa của anh em chúc phúc cho anh em, là ban cho anh em mọi hoa lợi và cho mọi công việc tay anh em làm được kết quả; anh em chỉ có việc hân hoan” (Ðnl 16,15; x. Nkm 8,10-12; Dcr 14,16).

- Tiệc thiên sai được tiền trưng nơi bữa tiệc ly biệt của Chúa: “Khi giờ đã đến, giờ Ðức Giêsu vào bàn cùng với các tông đồ. Người nói với các ông: Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa” (Lc 22,14-16). Bữa tiệc thiên sai ở đây liên kết với bữa tiệc Vượt Qua Chúa Giêsu tham dự với các môn đệ Người. (x. Mt 26,27-29 // Mc 14,23-25 // Lc 22, 17-18; Ga 6, 48-51; Lc 22,29-30; Ga 6, 55-56; 1Cr 11,26). n

LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVII TN - năm B
Đọc câu hỏi của mấy người Pharisêu trong Mc 10,2. Bạn thấy câu hỏi này có phải là một cái bẫy không? Tại sao đó lại là cái bẫy?
Phó linh hồn
Phó linh hồn
Phó linh hồn là phó dâng sự sống của người đang hấp hối hoặc vừa mới qua đời trong tay Chúa, bằng cách cầu nguyện bên cạnh người đó.
Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân một vợ một chồng
Đơn hôn là chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghĩa là chỉ có bạn phối ngẫu và giữ lòng chung thủy với bạn suốt đời.
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Lời kinh có sức mạnh lớn lao 
Người Kitô hữu thường lần hạt Mân Côi. Khi lần hạt, chúng ta đang biểu lộ hình ảnh Hội Thánh cầu nguyện. 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXVI TN - năm B
Trong Mc 9,40 Đức Giêsu nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Còn trong Mt 12,30, Ngài lại nói một câu có vẻ ngược lại: “Ai không với tôi là chống lại tôi…”. Thật ra hai câu trên không mâu thuẫn.
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội
Bí mật tòa giải tội (ấn tòa giải tội) là việc linh mục nghe hối nhân xưng tội, buộc phải giữ bí mật tuyệt đối mọi điều mà họ đã xưng ra với mình, không được tiết lộ bằng lời nói hay bằng cách nào khác và vì bất cứ...
Bao dung
Bao dung
Sách Dân Số ghi lại sự kiện hai ông Enđát và Mêđát, dù được ghi trong sách các kỳ mục nhưng không đến lều mà vẫn phát ngôn ở trong trại.
Làm cớ sa ngã
Làm cớ sa ngã
Chúng ta sống trong một thế giới có nhiều gương xấu. Gương xấu lan nhanh nhờ các phương tiện truyền thông, tạo nên một bầu khí ô nhiễm thấm vào buồng phổi.
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXV TN - năm B
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật XXV TN - năm B
Trong Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu ba lần loan báo cuộc khổ nạn và phục sinh cho các môn đệ ở ba nơi khác nhau (8,31 ở Xêdarê Philípphê; 9,31 khi băng qua Galilê; 10,33-34 khi lên Giêrusalem lần cuối).