Thứ Sáu, 29 Tháng Năm, 2020 19:12

Tiếng / ngôn ngữ (ơn)

(CN Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - Cv 2,1-11)

“ ... Họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2,4).

Ơn ngôn ngữ được Thiên Chúa ban cho người nói không biết tiếng ấy. Ơn ngôn ngữ có thể được dùng mà ngợi khen Chúa hay đưa ra một sứ điệp của Chúa, kèm theo ơn giải thích, khai sáng cho các tín hữu khác. Ơn ngôn ngữ có thể đơn thuần là “tiếng khác” vào lúc nào đó, như Cv 2,4.

Chúa Thánh Thần hiện xuống mấy lần?

Ngôn ngữ là ơn ban của Thánh Thần.

- Cho cá nhân các tín hữu, như trong (Cv 2,4). Nhưng ơn ban ngôn ngữ không phải là phổ quát giữa các Kitô hữu: “Người thì được Thần Khí ban ơn khôn ngoan để giảng dạy. Người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày... nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người một cách tùy theo ý của Người” (1Cr 12,8-11.30).

- Ơn này đã được Cựu Ước tiên báo (1Cr 14,21; Is 28,11).

- Ðó là ơn ban đáp lại lòng tin: “Ðây là dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin... sẽ nói được những tiếng nói lạ” (Mc 16,17).

- Ơn ngôn ngữ có thể được ban qua việc đặt tay (Cv 19,6).

- Ơn ngôn ngữ là dấu Chúa Thánh Thần hiện diện (Cv 10,44-46).

Ngôn ngữ liên quan tới các ơn khác:

- Cần phải có tình yêu, bằng không chúng “chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng” (1Cr 13,1).

- Cần để nói tiên tri (1Cr 14,4-6).

- Cần để hiểu được (1Cr 14,9.13.16-19.23).

- Cần để trình bày (1Cr 12,8-10; 14,12-13).

- Tính nhất thời của ơn ngôn ngữ: “Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết” (1Cr 13,8).

Việc sử dụng tiếng nói (ngôn ngữ) trong Giáo hội.

- Khi cầu nguyện và ca ngợi (Rm 8,26; 1Cr 14,14-15. 26.28; Ep 6,18; Gđ 20).

- Vì lợi ích của các tín hữu (1Cr 12,7-10; 14,5.16-17.26)

- Nơi cộng đoàn, cần có người giải thích: “Nếu có nói tiếng lạ... phải có người giải thích...” (1Cr 14,26-28; x. 1Cr 12,30; 14,5.13).

LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Ý kiến bạn đọc ()
Tin khác
Xem thêm