Tông đồ và quyền hạn

CN VII PHỤC SINH - NĂM A - MT 28,16-20 - CHÚA THĂNG THIÊN

“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.Vậy, anh em hãy đi …” (Mt 28,18-19)

Quyền hạn tông đồ trực tiếp bắt nguồn từ Chúa Giêsu Kitô. Đấng trao sứ mệnh cho các tông đồ. Quyền hạn này được bảo tồn trong Hội Thánh.

Quyền tông đồ đặt nền trên sự ủy quyền của Thiên Chúa. Thánh Phaolô quả quyết: “Tôi được gọi làm tông đồ” (Rm 1,1) hay “Chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ tông đồ” (Rm 1,5) “Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên Chúa được làm tông đồ” (2Cr 1,1; Gl 1,1; Ep 1,1; Cl1,1; 1Tm 1,1; 2Tm 1,1).

Quyền tông đồ bắt nguồn từ Chúa Giêsu Kitô, đến nỗi chính Chúa Giêsu nói với các ông: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy” (Mt 10,40) vì “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi…” (Mt 28,17-19; x.Mc 6,7; Ga 20,21; 2Pr 3,2).

Quyền hạn của các tông đồ liên kết với vai trò thuộc tác vụ của họ: “Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các tông đồ…” (1Cr 12,28). Như vậy, có một thứ phẩm trật mà các tông đồ đứng hàng đầu (x. Ep 4,11).

Lễ Chúa Thăng Thiên A

Việc thực thi quyền hạn tông đồ trong Hội Thánh:

- Để xây dựng Hội Thánh: “Theo quyền hành Thiên Chúa ban cho tôi để xây dựng…” (2Cr 13,10; x. 10,8), thánh Phaolô ý thức như vậy.

- Để giám sát chung (Cv 4,34-35; 6,2; 15,6.22-23; 16,4).

- Để dạy dỗ: “Hẳn anh em rõ chúng tôi đã lấy quyền Chúa Giêsu mà ra những chỉ thị nào cho anh em” (1Tx 4,2). “Vậy ai khinh thường những lời dạy trên, thì không phải khinh thường một người phàm, nhưng khinh thường Thiên Chúa” (1Tx 4,8; x. 2,4; Gl 1,11-12).

- Để chỉ định những người lãnh đạo, như tông đồ Phaolô và Barnaba “trong Hội Thánh, hai ông chỉ định cho họ những kỳ mục” (Cv 15,23).

- Để sửa dạy, trường hợp thánh Phêrô đối xử với vợ chồng Khanania và Xaphira (Cv 5,3-4 7-9), hay như thánh Phaolô với dân Corintô (1Cr 11,7-9).

- Trong Hội Thánh, các Tông đồ có quyền được hỗ trợ (1Tx 2,6-9; 1Cr 9,4.11-14; 2Cr 11,7-9).

Các dấu hiệu cho biết một vị tông đồ thực:

- Có những tông đồ giả hiệu (1Cr 9,2; 2Cr 11,4-5; 12,11).

- Chính thành quả của tác vụ tông đồ xác định ai là tông đồ thực “thư giới thiệu chúng tôi chính là anh em…” (2Cr 3,1-3).

- Các dấu lạ xác nhận vì “có Chúa cùng hoạt động với các ông” (Mc 16,20; x.2Cr 12,12; Rm 15,19; Cv 5,12).

LM. PHAOLÔ PHẠM QUỐC TÚY - GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Dọn đường
Dọn đường
Bởi lẽ, sự toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của tình yêu, và tình yêu ấy luôn tôn trọng, đợi chờ sự ưng thuận tự do của con người. Mùa Vọng đâu chỉ là mùa chúng ta đợi trông Chúa, mà chính Chúa đang trông đợi chúng ta!
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Dám hối cải và dám mời gọi mọi người hối cải, đó là điều ông Gioan Tẩy Giả đã làm. Để làm được như thế cần nhiều can đảm. Giáo Hội chúng ta hôm nay, có cần những Gioan như thế không? 
Đường
Đường
Trên đường đi không thiếu những cạm bẫy hiểm nguy (Er 8,31); Cn 22,13: tiên tri bị sư tử vồ chết; Er 8,22: Thiên Chúa bảo vệ kẻ tin lúc họ đi đường (Hs 7,1; Lc 10,30-33)
Dọn đường
Dọn đường
Bởi lẽ, sự toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của tình yêu, và tình yêu ấy luôn tôn trọng, đợi chờ sự ưng thuận tự do của con người. Mùa Vọng đâu chỉ là mùa chúng ta đợi trông Chúa, mà chính Chúa đang trông đợi chúng ta!
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật II Mùa Vọng- năm C
Dám hối cải và dám mời gọi mọi người hối cải, đó là điều ông Gioan Tẩy Giả đã làm. Để làm được như thế cần nhiều can đảm. Giáo Hội chúng ta hôm nay, có cần những Gioan như thế không? 
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật I Mùa Vọng- năm C
Chủ đề của bài Tin Mừng hôm nay là về ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu (Lc 21,27). Đây là ngày Nước Thiên Chúa đến gần, đến một cách trọn vẹn và chung cục (Lc 21,31)
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô lại đến
Chúa Giêsu Kitô sẽ lại đến hữu hình và vinh quang vào thời sau hết để phục sinh kẻ chết, xét xử thế gian, tiêu diệt sự dữ lẫn sự nghịch thù với Thiên Chúa và hoàn thành Nước Chúa. Các tín hữu được khích lệ sẵn sàng đón Người...
Ðứng vững trong đức tin
Ðứng vững trong đức tin
Bắt đầu Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi các tín hữu hướng về Ngày Chúa đến. Ngôn sứ Giêrêmia đã khẳng định với dân Israel rằng Thiên Chúa sẽ sai Đấng Messia đến giải thoát họ, đó là việc Chúa đến lần thứ nhất (Gr 33,14-16).
Vua
Vua
Ở Đông Phương thời cổ, thể chế quân chủ có liên hệ mật thiết với vương quyền thần linh: Vua trở thành vị trung gian bẩm sinh giữa các thần linh và nhân loại.
Những giá trị Nước Trời
Những giá trị Nước Trời
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay mời gọi mọi người nhìn lại vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại: vụ án Giêsu.
Hãm mình
Hãm mình
Hãm mình là việc con người từ bỏ điều vui thích hay chấp nhận sự khó nhọc, thiếu thốn, để ý chí dễ dàng tuân theo thánh ý Thiên Chúa hơn và dự phần vào Cái Chết của Chúa Kitô.